Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khôn lường. Biến chứng tăng huyết áp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và nặng nhất có thể đe dọa tính mạng. Vậy những biến chứng có thể xảy ra đối với người bị tăng huyết áp là gì và kiểm soát bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
19/05/2023 | Khám tăng huyết áp là khám những gì? Khi nào cần thực hiện? 06/04/2023 | Điểm danh những loại thuốc tăng huyết áp phổ biến hiện nay 03/04/2023 | Tăng huyết áp là do đâu? Huyết áp cao điều trị thế nào?
1. Tổng quan chung về tình trạng
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý mạn tính thường gặp nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng lên nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch, với các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Thế nào gọi là tăng huyết áp?
Huyết áp bao gồm 2 giá trị:
Đối với người bình thường, giá trị huyết áp ở mức 120/80 mmHg. Những trường hợp huyết áp tâm thu >140 mmHg hoặc tâm trương > 90 mmHg thì người bệnh gặp tăng hoặc cao huyết áp. Theo đó, tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch có xu hướng cao và liên tục.
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong về tim mạch
Các cấp độ tăng huyết áp
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tăng huyết áp được chia thành các cấp độ sau:
-
Cấp độ I: Huyết áp tâm thu ở mức từ 140 - 159 mmHg, huyết áp tâm trương 90 - 99 mmHg.
-
Cấp độ II: Huyết áp tâm thu ở mức từ 160 - 179 mmHg, huyết áp tâm trương 100 - 109 mmHg.
-
Cấp độ III: Huyết áp tâm thu ở mức từ ≥180 mmHg, huyết áp tâm trương ≥110 mmHg.
Ngoài ra còn có trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc, mức tối thiểu là < 90 mmHg, tối đa ≥ 140 mmHg.
2. Biến chứng tăng huyết áp thường gặp
Biểu hiện của bệnh ở từng trường hợp sẽ khác nhau tùy vào mỗi cấp độ. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường rất mơ hồ, không rõ ràng gây khó khăn trong việc nhận biết chính xác và phát hiện sớm bệnh lý. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm:
Thiếu máu cơ tim
Tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch vành khiến cho quá trình lưu thông máu đến tim bị cản trở. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện đau tức ngực, khó thở kéo dài trong khoảng từ 15 - 20 phút. Tình trạng kéo dài còn gây ra biểu hiện tê cứng, đau nhức cánh tay.
Đột quỵ
Nhắc đến những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm thì không thể nào bỏ qua đột quỵ. Cao huyết áp ở người bị béo phì hay cao tuổi thường khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng phì đại thất trái. Đây là một trong những lý do phổ biến dẫn đến đột quỵ bất ngờ, tăng nguy cơ tử vong.
Người bị tăng huyết áp cần cảnh giác với nguy cơ đột quỵ
Đặc biệt, tình trạng này cũng dễ xảy ra với những người làm việc nặng nhọc liên tục trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sốc tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,...
Suy tim
Không chỉ có đột quỵ thì suy tim cũng là một biến chứng tăng huyết áp mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần phải có sự cảnh giác. Khi huyết áp tăng cao, tim sẽ hoạt động co bóp liên tục với tần suất cao để bơm máu tới các mạch máu ngoại biên. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến phì đại cơ tim, giảm khả năng đàn hồi dẫn tới suy giảm chức năng.
Mắt
Tăng huyết áp có thể khiến các mạch máu tại võng mạc mắt co thắt, phù nề hoặc biến dạng. Mức độ biến chứng nặng nhất là xuất huyết võng mạc khiến mắt mờ hoặc người bệnh không thể nhìn thấy.
Tác động đến động mạch ngoại biên
Tình trạng cứng, xơ vữa, vôi hóa hoặc tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra với các động mạch ngoại biên bao gồm: động mạch chi trên và dưới, động mạch cảnh, động mạch thận nếu tăng huyết áp tác động thường xuyên trong thời gian dài. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đau nhức, tê cứng chân tay, khó khăn trong việc di chuyển, vận động, thậm chí là không thể di chuyển được.
Suy giảm trí nhớ
Biến chứng tăng huyết áp lên não có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, thường gặp phổ biến ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số bệnh lý về não cũng có thể xảy ra nếu tăng huyết áp không được kiểm soát kịp thời.
Một số biến chứng khác
Ngoài những biến chứng nguy hiểm và phổ biến nói trên thì tăng huyết áp còn có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
Tăng huyết áp nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng khôn lường
3. Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa tăng huyết áp
Có thể nói tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” nguy hiểm mà bất kể ai cũng cần phải tự tìm cách bảo vệ mình. Để kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng tăng huyết áp, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
-
Sử dụng thuốc ổn định huyết áp hoặc các loại thuốc kiểm soát bệnh theo sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa.
-
Điều trị triệt để những căn nguyên dẫn đến tăng huyết áp.
-
Theo dõi huyết áp thường xuyên, có thể tự đo huyết áp hàng ngày tại nhà hoặc nhập viện theo dõi nếu cần thiết để kịp thời xử lý khi xảy ra bất thường.
-
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ chiên nóng, nhiều dầu mỡ, giảm lượng muối, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
-
Tập thể dục đều đặn, vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức, tốt cho tim mạch.
-
Duy trì cân nặng ở mức ổn định, giảm cân nếu cần thiết, uống nhiều nước mỗi ngày.
-
Không sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, nước ngọt,...
-
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử liên tục và kéo dài trong nhiều giờ.
-
Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, không thức quá khuya, tránh tắm đêm,...
-
Theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.
Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm thời xử lý khi xảy ra bất thường
Nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến biến chứng tăng huyết áp thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số hotline: 1900 56 56 56. Tất cả các vấn đề sức khỏe của quý khách hàng đều được các chuyên gia, bác sĩ tại bệnh viện giải đáp và hỗ trợ tận tình.