Bệnh ung thư xương - Những thông tin cơ bản cần biết | Medlatec

Bệnh ung thư xương - Những thông tin cơ bản cần biết

Bệnh ung thư xương là tình trạng tương đối hiếm gặp. Bản thân chứng bệnh này cũng diễn biến chậm, khó nhận biết và kiểm soát. Vì vậy, để giúp các bạn có thêm những kiến thức y khoa trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, chúng tôi sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản sau. Mời độc giả tham khảo.


23/11/2020 | Các dấu hiệu ung thư xương và cách xử lý, phòng tránh
20/11/2020 | Các phương pháp điều trị lao xương hiệu quả nhất
05/11/2020 | Thực hư câu chuyện: Thuốc chống loãng xương gây nguy hiểm cho sức khỏe

1. Khái quát về bệnh ung thư xương

Một số sự thay đổi bên trong các tế bào cơ thể có thể hình thành bệnh ung thư. Thông thường, một số tế bào đột biến sẽ phát triển thành các khối u. Dần dần các tế bào sinh sôi và phát triển dẫn đến việc khối u lớn hơn, cạnh tranh với cả các mô và tế bào khỏe mạnh. Sự cạnh tranh này thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân vì chúng phá vỡ cấu trúc sinh lý bình thường của cơ thể.

Vậy ung thư xương là gì? Về cơ bản nguyên lý của ung thư xương giống với các chứng ung thư thông thường. Tại vùng trung tâm xương hoặc vỏ xương khi xuất hiện khối u sẽ chuyển thành ung thư, hủy hoại khu vực nó đang khu trú.

Ung thư xương thường được phát hiện tại các khu vực khớp hoặc gần khớp

Ung thư xương thường được phát hiện tại các khu vực khớp hoặc gần khớp

Bệnh ung thư xương thường xuất hiện tại các vùng xương nào?

Các độc giả cần lưu ý rằng chúng ta đang xét trường hợp tế bào ung thư là tế bào nguyên phát xuất hiện tại xương. Khá nhiều bệnh nhân đã nhầm lẫn trường hợp tế bào ung thư phát hiện tại xương chỉ là thứ phát và bị di căn từ cơ quan khác sang. Trên lý thuyết thì ung thư xương có thể khởi phát tại bất cứ vùng xương nào, tuy nhiên theo thống kê từ các nghiên cứu y khoa thì:

  • Có đến 50% trường hợp ung thư xương được phát hiện ở các đoạn xương dài như ung thư xương chân, ung thư xương cột sống hoặc xương cánh tay.

  • Các trường hợp bị ung thư tại xương gần khớp, đầu trên hoặc đầu dưới của xương đùi, xương chày hoặc ung thư xương chậu.

  • Các trường hợp khác như ung thư xương sọ, ung thư xương hàm khá hiếm gặp nhưng đã từng ghi nhận một số trường hợp mắc tại nước ta.

Các giai đoạn phát triển của ung thư xương

Thông thường các bác sĩ chuyên khoa chia diễn biến của dạng bệnh ung thư này làm 4 giai đoạn lớn, lần lượt từ nhẹ nhất đến nặng nhất:

  • Giai đoạn 1: Lúc này trong cơ thể bệnh nhân đã xuất hiện các tế bào ung thư đầu tiên nhưng về cơ bản cấu trúc của hệ xương vẫn được giữ nguyên. Tế bào ung thư chưa cạnh tranh với các tế bào lành tại xương cũng như chưa lan sang cơ quan khác.

  • Giai đoạn 2: Xương của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi các tế bào ung thư, thường là suy giảm chức năng hoặc có thay đổi nhẹ về mặt cấu trúc. Tuy nhiên phạm vi hoạt động của nhóm tế bào này vẫn bị giới hạn.

Giai đoạn 2 của ung thư xương sẽ khiến bệnh nhân chịu các cơn đau kéo dài đặc trưng

Giai đoạn 2 của ung thư xương sẽ khiến bệnh nhân chịu các cơn đau kéo dài đặc trưng

  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư xâm lấn ra xung quanh và có thể dễ dàng quan sát bằng một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh. Sức khỏe của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xương di căn sang các cơ quan bộ phận khác. Chúng có xu hướng di căn sang các xương khác thuộc hệ xương của người bệnh hoặc sang các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

2. 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư xương dễ nhận biết nhất

Nếu bạn hoặc người thân đang bắt gặp các triệu chứng sau thì nên đi tầm soát ung thư xương.

Sờ thấy khối u tại xương hoặc cảm giác các cơn đau mơ hồ xuất hiện

Bệnh nhân ung thư xương thường xuyên phải đối mặt với các chứng đau nhức xương ngay cả khi các cơ bắp đang nghỉ ngơi, thư giãn. Các cơn đau này có xu hướng kéo dài, dù không phải cơn đau dữ dội nhưng cũng rất khó chịu. Đặc biệt, buổi tối hoặc đêm muộn là thời gian cơn đau xuất hiện nhiều và rõ ràng nhất.

Thấy một vùng xương bị sưng to bất thường

Nếu có các khối u phát triển gần xương thì biểu hiện cụ thể nhất chính là phản ứng sưng đỏ của cơ thể. Trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng sờ hoặc cảm nhận thấy các khối u, nếu chúng nằm sâu trong cơ thể thì việc cảm nhận bằng việc sờ nắn là bất khả thi. Lúc này chúng ta có thể đánh giá nguy cơ có u trong xương qua biểu hiện sưng to tại một vùng xương nào đó trên cơ thể.

Khả năng hoạt động của cơ thể bị hạn chế

bệnh ung thư xương trước hết sẽ tác động đến phần khớp xương gần nó nhất, khiến sự linh hoạt của chi bị giảm đi đáng kể. Theo thời gian, các tế bào ung thư sẽ dồn sức ép lên cả các đoạn dây chằng trong cơ thể, làm giảm khả năng cử động hoặc tệ hơn là gây liệt.

Bệnh nhân thường xuyên bị gãy xương

Vì sự hoạt động của các tế bào ung thư khiến cấu trúc của xương không còn vững vàng và chúng sẽ dễ gặp chấn thương hoặc gãy dù chỉ chịu lực tác động nhẹ. Tần suất bệnh nhân bị gãy xương sẽ ngày càng cao tùy theo sự tổn thương vì ung thư mà xương phải chịu. 

Gãy tay hoặc chân thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương

Gãy tay hoặc chân thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương 

Ngoài 4 dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, ốm sốt, thường xuyên ra mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể,... Khi bạn cảm thấy bản thân đang có nguy cơ bị ung thư thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Tất cả các triệu chứng bất thường của cơ thể nên được thông báo với bác sĩ để phục vụ cho quá trình điều trị về sau.

3. Các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay

Tùy vào thể trạng và diễn biến của bệnh mà bác sĩ có thể đề xuất các phác đồ điều trị khác nhau. Thường thì các phương án trị ung thư xương phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

  • Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.

  • Xạ trị: Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia X với mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên phương án này có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm.

  • Phẫu thuật: Khối u ác tính sẽ được can thiệp và loại bỏ bằng các kỹ thuật ngoại khoa, tuy nhiên người bệnh có thể lâu phục hồi cơ thể.

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ các khối u ác tính

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ các khối u ác tính

Với một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh ung thư xương mà MEDLATEC vừa cung cấp, chúng tôi hi vọng các bạn độc giả sẽ nhận diện được sớm căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn hoặc người thân đang phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư xương hoặc các cơ quan khác xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56. MEDLATEC cam kết bệnh nhân sẽ luôn được hưởng các phương pháp điều trị ung thư hiện đại, hiệu quả nhất với nhiều chính sách ưu đãi về chi phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp