Bệnh thủy đậu ở người lớn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bị mắc còn phải tự cách ly, nghỉ ngơi ở nhà, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Tuy nhiên, có nhiều người chủ quan cho rằng căn bệnh này không quá nguy hiểm, không điều trị, nghỉ ngơi và kiêng khem tốt. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
21/01/2021 | Bệnh thủy đậu ở trẻ em: dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa 16/01/2021 | Thủy đậu kiêng gì và điều trị như thế nào để bệnh nhanh khỏi 30/09/2020 | Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi và có nguy hiểm không
1. Bệnh thủy đậu ở người lớn nguy hiểm không?
Ở Việt Nam, mùa Đông - Xuân hàng năm với điều kiện thời tiết lạnh khô chính là mùa dịch thủy đậu. Không chỉ trẻ nhỏ mà rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh. Theo số liệu công bố năm 2018, Việt Nam có khoảng 31.000 trường hợp thủy đậu, xuất hiện ở khắp các địa phương trên cả nước.
Người lớn hoàn toàn có nguy cơ mắc thủy đậu
Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người trưởng thành - những người chưa có khả năng miễn dịch với virus gây bệnh. Khi bị nhiễm virus thủy đậu, sau khi bệnh khỏi, cơ thể vẫn còn kháng thể chống lại virus nên khi tái nhiễm cũng ít khi bị mắc lại (ngoài những trường hợp hệ miễn dịch yếu, kháng thể không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh).
Căn bệnh thủy đậu nguy hiểm nhất ở 3 nhóm đối tượng sau:
Trẻ sơ sinh
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên hoạt động của virus thủy đậu trong cơ thể trẻ cũng mạnh mẽ hơn, nguy cơ gây ra các biến chứng như sốt cao, co giật, viêm phổi.
Người có hệ miễn dịch yếu
Gặp phải ở những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc điều trị gây tác dụng phụ suy giảm miễn dịch, triệu chứng bệnh có thể nguy hiểm hơn nếu không điều trị tốt như: đau ngực, khó thở, tím tái, rối loạn tâm thần, hôn mê, co giật, viêm não,… Nguy hiểm nhất có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu rất nguy hiểm
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai, nhất là tuần thai 13 - 20 có nguy cơ biến chứng cho thai nhi như: dị tật sọ, chứng đầu nhỏ, đa dị tật tim,… Nguy hiểm hơn, virus thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc lây nhiễm thủy đậu cho trẻ khi sinh ra.
Một báo cáo ở Anh cho biết, những bệnh nhân bị thủy đậu có biến chứng viêm não thì tỷ lệ tử vong lên đến 5 - 20%. Ngoài ra còn không ít bệnh nhân dù cứu sống được tính mạng song bị bại não, liệt giường, giảm chức năng thần kinh,…
2. Người lớn bị thủy đậu nên kiêng những gì?
Dù biết rằng người trường thành luôn bận rộn với cuộc sống, công việc hay gia đình song khi mắc bệnh thủy đậu vẫn nên hạn chế, nếu có thể hãy kiêng hoàn toàn những việc sau để bệnh mau khỏi, không để lại biến chứng. Việc kiêng khem và chăm sóc tốt còn tránh mụn thủy đậu để lại sẹo lồi, sẹo lõm làm mất thẩm mỹ, gây mặc cảm cho người bệnh.
Dưới đây là danh sách những việc cần kiêng khem khi mắc bệnh thủy đậu ở người lớn:
2.1. Nên tránh tới nơi đông người
Bệnh thủy đậu do virus có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở giai đoạn toàn phát khi người bệnh nổi mụn phát ban. Vì thế đầu tiên nên tránh tới nơi tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với cả người thân, người xung quanh để tránh gây lây lan virus.
Người bệnh thủy đậu nên tự cách ly ở nhà, tránh lây lan cho cộng đồng
2.2. Nên tránh gãi, sờ vào mụn thủy đậu
Mụn nước và ban đỏ mọc lên do thủy đậu chắc chắn gây nhiều cảm giác ngứa, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên không vì thế mà bạn dùng móng tay gãi, chạm vào nốt mụn bởi khi mụn nước vỡ khiến virus và dịch tràn ra, dễ lây lan mụn sang các vùng da lành khác. Tay cũng là nguồn lây nhiễm có thể gây nhiễm trùng cho nốt mụn, làm tổn thương nghiêm trọng hơn và nguy cơ để lại sẹo cao.
Để bớt cảm giác khó chịu, người bệnh nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế chà xát trên da.
2.3. Nên tránh dùng chung đồ cá nhân
Virus thủy đậu hoàn toàn có thể lây nhiễm nếu người lành dùng chung quần áo, khăn mặt, đồ dùng cá nhân,… với người bệnh. Vì thế, cả người bệnh lẫn các thành viên khác trong nhà cần lưu ý điều này. Nếu sử dụng chung, đồ dùng của người bệnh cần được giặt riêng, sạch với xà phòng, phơi dưới nắng hoặc ủi nóng trước khi dùng để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn virus.
Quan niệm dân gian cho rằng bệnh nhân mắc thủy đậu cần kiêng gió, nước nên không được tắm gội, tiếp xúc với nước hay ra khỏi phòng kín. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết, việc kiêng tắm gội, vệ sinh cơ thể chỉ làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm nốt thủy đậu và khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
Hơn nữa, việc kiêng khem này khiến người bệnh dễ chảy mồ hôi, cảm giác khó chịu và ngứa ngáy nặng hơn. Họ có thể không kìm được đưa tay gãi, sờ trên da. Từ đó nốt mụn thủy đậu vỡ ra nhiều hơn, lây nhiễm sang vùng da lành và dễ để lại sẹo.
Chăm sóc không tốt có thể gây thủy đậu bội nhiễm
Vì thế, bệnh nhân thủy đậu vẫn có thể tắm gội, vệ sinh cơ thể, sinh hoạt bình thường song cần giữ ấm, tránh tắm gội quá lâu khiến cơ thể bị lạnh. Gió mà người bệnh nên hạn chế tiếp xúc là gió trời, nhất là khi thời tiết lạnh, còn gió quạt hay thiết bị thoáng khí có thể sử dụng cho không khí trong lành, thoáng mát hơn.
3. Người bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
Để các nốt mụn thủy đậu nhanh lành hơn, không để lại sẹo thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh:
3.1. Thực phẩm dễ gây kích ứng
Các loại cá, hải sản hay thịt bò, thịt gà,… đều có thể gây kích ứng da, khiến tổn thương do mụn nặng hơn, chậm hồi phục hơn và dễ gây ra những vết thâm, sẹo mất thẩm mỹ.
3.2. Gia vị cay nóng
Các gia vị như gừng, tỏi, ớt, cà ri, mù tạt,… hay đồ ăn cay nóng, chế biến chiên rán, xào,… sẽ gây nóng trong người. Cơ thể có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn để hạ nhiệt, khiến cơ thể khó chịu và nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
3.3. Thức ăn mặn
Hấp thu nhiều muối khiến cơ thể dễ mất nước, tăng cảm giác ngứa ngáy và khả năng hồi phục cũng chậm lại.
Người bệnh thủy đậu nên hạn chế uống sữa
3.4. Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa chứa các chất kích thích da tăng tiết dịch nhờn, khiến nốt mụn thủy đậu dễ bị viêm nhiễm và để lại sẹo vĩnh viễn.
Nếu thực hiện tốt việc nghỉ ngơi, điều trị và kiêng khem, chắc chắn bệnh thủy đậu ở người lớn sẽ nhanh khỏi hơn, không gây biến chứng cũng như để lại sẹo mất thẩm mỹ.