Các vấn đề liên quan tới xương khớp thường ảnh hưởng tới khả năng vận động của bạn. Chính vì thế mọi người không nên chủ quan nếu cơ thể đang phải đối mặt với những vấn đề về xương khớp, đặc biệt là khi bạn bị thoái hóa khớp cổ chân. Khá nhiều người thắc mắc liệu căn bệnh này có nguy hiểm hay không?
01/07/2021 | Triệu chứng nhận biết và giải pháp chữa thoái hóa khớp 28/06/2021 | Điểm danh các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối 04/06/2021 | Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi: nguyên nhân, cách phòng ngừa 31/05/2021 | Xây dựng chế độ ăn cho người bị thoái hóa khớp sao cho khoa học?
1. Tìm hiểu chung về bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Có lẽ thoái hóa khớp không phải là tình trạng quá xa lạ đối với chúng ta, khi mắc bệnh, sụn đệm bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân khiến người mắc bệnh phải đối mặt với một số tình trạng, ví dụ như đau nhức hay cứng khớp.
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân thuộc dạng tiên phát
Thông thường, căn bệnh thoái hóa khớp xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là hồi chuông cảnh báo về việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe xương khớp của mọi người.
Hai dạng chính thường gặp đó là mức độ bệnh tiên phát và thứ phát, trong đó bệnh thoái hóa khớp cổ chân được xếp vào dạng tiên phát, cùng với một số bệnh khác, đó là thoái hóa ở khớp háng, khớp ngón chân hoặc khớp cột sống. Dù ở mức độ nào, chúng ta cũng không nên coi thường, bỏ qua việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khớp cổ chân bị thóa hóa, đa phần là do người bệnh thường xuyên lao động nặng nhọc, vận động sai tư thế trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, căn bệnh thoái hóa ở khớp cổ chân cũng xuất phát từ những chấn thương không được điều trị, xử lý dứt điểm. Tốt nhất, mọi người nên đi kiểm tra, tích cực điều trị từ chấn thương nhỏ nhất.
Một số nguyên nhân khác không thể bỏ qua, đó là do biến chứng của các bệnh viêm khớp, do tuổi tác hoặc tác động của cân nặng.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân
Trên thực tế, mọi người thường chủ quan, bỏ qua các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân vì cho rằng đây chỉ là tình trạng đau nhức bình thường. Tâm lý chủ quan này khiến bệnh âm thầm diễn biến tồi tệ hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Những người bị thoái hóa ở khớp cổ chân thường phải đối mặt với triệu chứng cổ chân đau nhức, tê cứng và vận động khó khăn hơn bình thường. Các dấu hiệu này không xuất hiện bất chợt mà xảy ra trong trường hợp cổ chân bị va đập.
Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức khi cổ chân bị va đập
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân nặng, triệu chứng bệnh khá tồi tệ, họ có thể bị đau nhức liên tục, vùng khớp cổ chân sưng đỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt của chúng ta.
3. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nghiêm trọng hay không?
Vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất đó là bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nghiêm trọng hay không? Nếu phát hiện và điều trị sớm, bạn có thể hạn chế nguy cơ gặp biến chứng, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, tâm lý chủ quan, không điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, người bệnh có nguy cơ đối mặt với hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân do tình trạng thoái hóa lâu mà không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng thường gặp của bệnh tràn dịch khớp cổ chân đó là dịch viêm xuất hiện, bệnh nhân thường gặp bị đau nhức cổ chân, thậm chí vùng bị tổn thương còn trở nên sưng đỏ rất nghiêm trọng.
Không những thế, thoái hóa ở khớp cổ chân cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cứng khớp, teo cơ,.... Đây là những vấn đề hết sức nguy hiểm, cản trở trực tiếp tới khả năng vận động của người bệnh. Về lâu về dài, chúng ta có thể bị biến dạng khớp, dáng đi thay đổi do tác động của bệnh.
Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng
Như vậy, thoái hóa khớp cổ chân sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như chúng ta không kịp thời phát hiện, điều trị theo phương pháp phù hợp. Đó là lý do vì sao bạn không nên chủ quan trước các chấn thương nhỏ xảy ra ở vùng cổ chân nói riêng và trên toàn cơ thể nói chung.
4. Một số bài luyện tập dành cho người bị thoái hóa ở khớp cổ chân
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân nên kết hợp thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện khả năng vận động, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng xấu.
Một số bài tập gợi ý dành cho người mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân đó là lắc cổ chân, xoay cổ chân hoặc kéo dãn cổ chân. Nếu tập luyện thường xuyên và đúng kỹ thuật, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, khả năng vận động phần cổ chân trở nên dễ dàng hơn, ít bị đau nhức.
Đặc biệt, mọi người nên kết hợp vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt điều độ, hạn chế tối đa làm việc nặng nhọc. Điều này giảm bớt áp lực lên phần cổ chân, để tình trạng bệnh không trở nên quá tồi tệ.
Bệnh nhân nên điều trị tích cực theo chỉ dẫn của các bác sĩ
5. Gợi ý địa chỉ khám, điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Một trong những địa chỉ khám, điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 25 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, chúng tôi rất tự hào về chất lượng khám, điều trị bệnh.
Ngoài ra, hệ thống máy móc, thiết bị của bệnh viện đã và đang được nâng cấp nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của bệnh nhân. Hiện nay, chúng tôi đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng quan tâm tới việc phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những bệnh nhân có nhu cầu khám theo BHYT có thể tới BVĐK, PKĐK MEDLATEC cơ sở Tây Hồ. Chương trình bảo lãnh viện phí cũng được nhiều khách hàng quan tâm, với sự hợp tác của gần 40 công ty bảo hiểm, chúng tôi đã hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để khám và điều trị bệnh
Hy vọng rằng bài viết đã giúp mọi người hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Nếu phát hiện các triệu chứng như trên, chúng ta nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.