Thiếu máu cơ tim là căn bệnh đang hàng ngày khiến nhiều người tử vong trên thế giới. Vậy bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào? Nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và chủ động kiểm soát sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ rủi ro.
23/02/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có triệu chứng như thế nào? 19/02/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và bệnh nhân nên ăn gì?
1. Thiếu máu cơ tim là bệnh lý gì?
Trước hết cần thiết, bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Đây là tình trạng cơ tim không được cung cấp đủ máu và oxy để hoạt động do xơ vữa động mạch làm tắc hẹp mạch vành nuôi tim. Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu cơ tim, tuy nhiên đối tượng nguy cơ cao hơn là người ít vận động, rối loạn mỡ máu, thể trạng thừa cân, tiểu đường, lười vận động,…
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm hàng đầu
Trước kia, thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch thường xuất hiện ở người cao tuổi khi sức khỏe mạch máu yếu đi và vận động cũng hạn chế. Song những năm gần đây, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh do nhiều yếu tố dẫn đến khác như: stress, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,…
2. Giải đáp thắc mắc: bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Đây là bệnh nguy hiểm và là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong cao trong các bệnh lý tim mạch. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mức độ xơ vữa và tắc hẹp mạch máu, bệnh nhân có điều trị tích cực và kiểm soát tốt hay không.
Vậy cụ thể bệnh thiếu máu cơ nguy hiểm như thế nào?
2.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh
Thiếu máu cơ thể dù ở thể bệnh gì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Thiếu máu cơ tim thể đau ngực
Ở thể bệnh này, bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng đau ngực, cảm giác đau được mô tả là đau thắt vùng ngực trái gần tim, giống như bị đè ép vùng sau xương ức. Tình trạng đau, đè nén này có thể lan đến cổ, vai, cánh tay,…
Đau ngực do thiếu máu cơ tim thường xảy ra khi làm việc gắng sức
Bên cạnh đau ngực, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng toàn thân do chức năng tim suy giảm như: nôn, buồn nôn, khó thở, đánh trống ngực, lo âu, vã mồ hôi, choáng váng,…
Những cơn đau ngực này thường xuất hiện không theo chu kỳ, xảy ra khi xúc động mạnh, làm việc gắng sức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột,… Cơn đau nghiêm trọng có thể cần đến sự can thiệp của thuốc giãn mạch, khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau thường giảm dần.
Nếu cơn đau thắt ngực càng dày, xảy ra đến một vài lần mỗi ngày thì cần cẩn thận. Cơn đau thắt ngực này có thể báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc điểm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim thường chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút, nếu lâu hơn có thể có tổn thương cơ tim.
Thiếu máu cơ tim thể không triệu chứng
Một số bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim nhưng hoàn toàn không có triệu chứng đau tức ngực, nặng ngực hay cảm giác khó chịu gì. Đôi khi triệu chứng bệnh quá nhẹ khiến người bệnh không thể phân biệt với các vấn đề sức khỏe khác. Điều này càng khiến thiếu máu cơ tim trở nên nguy hiểm hơn, người bệnh không chẩn đoán và điều trị dẫn tới biến chứng nhồi máu cơ tim, tử vong đột ngột do không cấp cứu sớm.
Do triệu chứng bệnh rất nghèo nàn nên thường chỉ khi theo dõi điện tâm đồ mới thấy dấu hiệu bất thường.
Thiếu máu cơ tim thể không triệu chứng rất khó phát hiện bệnh
2.2. Nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Những biến chứng của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào như: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Suy tim
Khi tim bị thiếu máu nuôi dưỡng kéo dài, chức năng tim suy giảm, khả năng bơm máu cũng kém hơn, các cơ quan vì thế cũng không thể hoạt động tốt. Khi thiếu máu cơ tim càng kéo dài, tim càng bị suy yếu hơn, triệu chứng bệnh vì thế cũng nặng hơn. Điều nguy hiểm là suy tim không thể phục hồi hoặc phục hồi hoàn toàn, khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài.
Rối loạn nhịp tim
Bệnh khiến nhịp tim bất thường do ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, có thể biến chứng rung thất. Cơn rung thất thường xuất hiện ngay sau cơn thiếu máu cơ tim, càng khiến tiến triển bệnh nhanh hơn, nguy kích hơn.
Nhồi máu cơ tim có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng
Nhồi máu cơ tim
Biến chứng này xảy ra khi cục máu đông hình thành hoặc mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, máu và oxy không thể đưa đến cơ tim. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ tim bị hoại tử một phần, khi không can thiệp tình trạng hoại tử lan rộng toàn bộ tim.
Nhồi máu cơ tim có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu kịp thời, hơn nữa cũng để lại nhiều biến chứng tim mạch và sức khỏe nếu được cứu sống.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không là có. Bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm nhất nếu có các dấu hiệu của bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm.
3. Có thể kiểm soát chứng thiếu máu cơ tim không?
Dù biến chứng nguy hiểm song chúng vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim tiến triển kết hợp giữa điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc tại nhà.
3.1. Điều trị thiếu máu cơ tim
Thuốc điều trị được ưu tiên với bệnh thiếu máu cơ tim, chủ yếu là nhóm thuốc có tác dụng giãn mạch, giảm đau thắt ngực và giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng, song cần lưu ý dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ tránh biến chứng bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài dùng thuốc, các trường hợp nặng cần can thiệp phẫu thuật: Nong mạch và đặt Stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Các thủ thuật này sẽ giải quyết hoàn toàn nguyên nhân gây tắc nghẽn thiếu máu cơ tim song bệnh vẫn có thể tái phát nếu không duy trì tốt.
3.2. Chăm sóc tại nhà
Điều trị tích cực sẽ giúp đẩy lùi bệnh và phòng ngừa biến chứng, tuy nhiên cần kết hợp với lối sống lành mạnh như:
Thói quen sinh hoạt lành mạnh góp phần kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim
-
Ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế đường, muối, mỡ động vật,…
-
Bỏ hút thuốc lá, cà phê và uống rượu bia.
-
Tăng cường vận động thể chất như: bơi lội, đi bộ, yoga,…
-
Kiểm soát stress: Cân bằng tinh thần, giảm stress, thư giãn hợp lý, hạn chế gắng sức hoặc xúc động mạnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Chắc hẳn bạn đọc đã tìm được câu trả lời, dù nguy hiểm song nếu tích cực điều trị, bệnh sẽ được đẩy lùi.