Bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao? | Medlatec

Bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao?

Bệnh quai bị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đáng lo ngại hơn khi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này. Vậy, triệu chứng bệnh là gì, quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.


12/06/2020 | Nhận biết và thận trọng trước những biến chứng do quai bị gây ra
17/05/2020 | Người mắc quai bị kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?
02/04/2020 | Tổng hợp các xét nghiệm bệnh quai bị Mumps mà bạn cần ghi nhớ
28/03/2020 | Những kiến thức về bệnh quai bị bạn không nên bỏ qua

1. Bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào?

Quai bị là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Bệnh do virus paramyxovirus gây ra và được xếp vào dạng truyền nhiễm cấp tính, có thể bùng phát thành dịch ở đối tượng trẻ nhỏ.

quai bị lây qua đường nào 

Bệnh quai bị phổ biến ở trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tuổi

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tình trạng 2 đau hoặc sưng góc hàm , đau khi há miệng hoặc khi nuốt. Quai bị thực chất là bệnh lành tính và tỉ lệ tử vong do bệnh rất thấp. Nhưng những trường hợp điều trị muộn rất dễ gặp phải biến chứng nặng. Cụ thể là: 

Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn: Sau tuổi dậy thì bị mắc bệnh quai có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Trong đó, khoảng một nửa trường hợp gặp biến chứng sẽ đối mặt với tình trạng teo tinh hoàn gây giảm chất lượng, số lượng tinh trùng và dẫn tới nguy cơ vô sinh.

Quai bị có thể gây vô sinh nếu điều trị muộn

Quai bị có thể gây vô sinh nếu điều trị muộn

Viêm buồng trứng: Có thể xảy ra đối với nữ giới khi mắc bệnh sau tuổi dậy thì và làm tăng nguy cơ vô sinh. 

Viêm tụy cấp: Rất ít bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Đây cũng có thể xếp vào một triệu chứng nặng của bệnh. Bệnh nhân quai bị sẽ cảm thấy đau bụng liên tục, buồn nôn và có thể bị tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh: Nếu không được điều trị sớm thì bệnh nhân có thẻ gặp phải một số tổn thương thần kinh chẳng hạn như viêm màng não, bị điếc, giảm thị lực, viêm đa rễ thần kinh,...

Phụ nữ có thai bị quai bị trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Nếu bị trong 3 tháng cuối thì sẽ có nguy cơ sinh non hoặc xảy ra tình trạng thai lưu. 

2. Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm vì thế, khả năng lây nhiễm của bệnh là có, thậm chí nó có thể lây nhiễm mạnh mẽ và hoàn toàn có thể bùng phát trong cộng đồng nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa. 

Quai bị lây qua đường hô hấp

Quai bị lây qua đường hô hấp

Rất nhiều người thắc mắc, vậy quai bị lây qua đường nào? Câu trả lời là, quai bị lây qua đường hô hấp. Cụ thể là khi:

  • Bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.

  • Sử dụng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh. Một người bị bệnh chạm lên mũi hoặc miệng, sau đó chạm vào một đồ dùng khác và người lành vô tình dùng chung đồ dùng đó cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. 

  • Ăn uống chung với người bị nhiễm bệnh.

  • Hôn nhau.

Tóm lại, bạn có thể hiểu là khi virus gây bệnh có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,… mà vô tình người lành hít trực tiếp, dùng chung đồ đạc có chứa virus do bệnh nhân thải ra thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh. 

Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 m và khi gặp gió các hạt nước bọt chứa virus có thể phát tán xa hơn. Nếu không được phòng ngừa sẽ rất dễ bùng phát thành ổ dịch. 

Tiêm phòng là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Tiêm phòng là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Thời điểm dễ lây bệnh là vào các tháng thu đông, khi thời tiết lạnh và khô hanh khiến cho bệnh có thể lan truyền mạnh hơn. Virus paramyxovirus có trong cơ thể người bệnh từ trước khi phát bệnh khoảng 3 đến 5 ngày và 1 tuần sau khi bệnh khởi phát. Lưu ý là nước tiểu của bệnh nhân cũng có chứa virus trong khoảng 2 tuần. Vì thế, không nên tiếp xúc với người bệnh để giảm khả năng lây nhiễm. 

Trên thực tế, có những trường hợp bị nhiễm virus này nhưng lại không có biểu hiện rõ rệt và có thể lây sang những người xung quanh mà bản thân người bệnh cũng không biết. 

3. Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Để phòng ngừa bệnh quai bị, bạn nên chú ý những điều sau: 

  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, thường xuyên rửa tay với xà phòng. 

  • Nhà ở và trường học nên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

  • Nhắc nhở trẻ phải đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

  • Nếu có biểu hiện bị bệnh, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 

  • Người mắc bệnh quai bị nên nghỉ ngơi tại nhà và tốt nhất nên cách ly với mọi người trong khoảng 10 ngày khi có triệu chứng để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang. 

  • Hiện nay, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất chính là tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh. Những trẻ từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng để cơ thể miễn dịch với bệnh trong khoảng một thời gian dài hay có thể là suốt đời. Một số trường hợp khác, nếu đã tiếp xúc với người bệnh thì nên tiêm vắc xin phòng bệnh để giúp bản thân tránh nhiễm bệnh.

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tiêm vắc-xin phòng bệnh, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900565656

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp