Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 vì làm điều này | Medlatec

Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 vì làm điều này

Ngày 14/10/2021 Ban biên tập Tham vấn y khoa : Bác sĩ Bùi Thị Thanh

Có những thói quen tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể dẫn đến di chứng khôn lường. Trường hợp của anh N.V.H, 36 tuổi tại Hà Nội, sau khi uống rượu, bia đã bị liệt dây thần kinh số 7 do thói quen nhiều người hay mắc phải.


09/09/2021 | Bạn nên biết: Liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không
25/05/2021 | Liệt dây thần kinh tứ chi: nguyên nhân và cách điều trị
23/05/2020 | Liệt dây thần kinh số VII nguy hiểm như thế nào?

Méo miệng do thói quen không tốt khi đi ngủ 

Anh N.V.H 36 tuổi tại Hà Nội khi ngủ dậy thì giật mình phát hiện bị méo miệng nên đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC khám.  

Khai thác tiền sử, anh H., cho biết: Trước đó, mặt anh hoàn toàn bình thường, gia đình cũng không có ai gặp trường hợp tương tự. Tuy nhiên, buổi tối, anh H., đi uống rượu, bia và về nằm ngủ tại phòng, bật điều hòa ở nhiệt độ lạnh. Buổi sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy xuất hiện tê bì nặng mặt bên phải, mắt phải nhắm không kín, khi soi gương thấy méo miệng. 

Anh H

Khi khám thần kinh, bác sĩ phát hiện liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải, cụ thể:  

+ Nhân trung lệch trái, mờ nếp, nhăn trán, rãnh mũi má phải, mắt phải nhắm không kín, dấu hiệu Charles bell P (+); 

+ Không liệt vận động và dây thần kinh sọ khác; 

+ Hội chứng tiểu não âm tính. 

Căn cứ vào biểu hiệu đó, bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI sọ não - động mạch não để kiểm tra rất may không phát hiện bất thường. 

Kết luận chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 do lạnh được tư vấn điều trị ngoại trú, phục hồi chức năng, chăm sóc mắt. 

Liệt dây thần kinh số 7 là gì? 

BS Bùi Thị Thanh - Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trực tiếp khám và điều trị cho anh H., cho biết: Dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi bao gồm: vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ.  

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ vùng mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp... và được chia thành 2 loại theo đặc điểm giải phẫu bệnh: 

- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Tổn thương biểu hiện ở nửa mặt, có thể kèm theo các rối loạn vị giác 2/3 trước lưới, đau tai... 

Dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt là một dây hỗn hợp

Dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt là một dây hỗn hợp

- Liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Tổn thương biểu hiện ¼ dưới của mặt, thường kèm theo liệt vận động do tổn thương bán cầu não nên mang tính chất rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 

Theo chia sẻ của BS Thanh, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, nhưng đa số (chiếm khoảng ¾ trường hợp) là do người bệnh bị nhiễm lạnh đột ngột, chính vì vậy, bệnh thường gặp ở mùa đông nhiều hơn mùa hè. Cụ thể, đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh vì không có cơ che phủ dây thần kinh, do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến càng nhanh bị nhiễm lạnh hơn, mạch máu bị co thắt lại, gây thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.   

Với trường hợp của anh H., sau khi uống rượu bia nằm điều hòa lạnh đột ngột trong thời gian dài đã dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại bên gây biểu hiện méo miệng khi ngủ dậy. 

Ngoài ra, BS Thanh còn chỉ ra một số các nguyên nhân khác như:  

- Do virus: Herpes simplex, Herpes zoster, HIV, cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, adenovirus, virus rubella, quai bị, cúm B và coxsackievirus... 

- Do các bệnh lý khác: Viêm tai giữa, bệnh Lyme, hội chứng Guillain-Barré (GBS), bệnh u hạt - Sarcoidosis. 

- Khối u vùng mặt có thể chèn ép hoặc thâm nhiễm vào dây thần kinh và gây ra yếu mặt một bên như: khối u ở vị trí xương thái dương, ống tai trong, góc tiểu não, tuyến mang tai. 

- Do chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm. 

- Do biến chứng sau phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt. 

- Các bệnh lý nên sọ như u vòm họng, u dây thần kinh số 7, tụ máu nền sọ. 

- Do mắc các bệnh lý về mạch máu như: Viêm quanh động mạch, đái tháo đường… 

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên 

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên dễ nhận biết, với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt: 

- Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt: Hai bên mặt không cân đối, nhân trung, miệng lệch về phía bên lành, rãnh mũi má mờ, cung lông mày chảy xệ, mất mờ nếp nhăn trán, không thể nhắm kín mắt để lộ nhãn cầu nhìn lên trên và ra ngoài, má xệ. 

- Bên bị liệt, bệnh nhân không nhăn trán được, mắt không thể nhắm kín (dấu hiệu hở mi) do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày, khi uống nước chảy khóe miệng. 

- Cảm giác tê một bên mặt, mất cảm giác, vị giác của 2/3 trước lưỡi. 

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên dễ nhận biết, với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên dễ nhận biết, với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt

- Khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn. 

- Nếu liệt dây thần kinh mặt cả hai bên thì mặt vẫn cân đối nhưng mắt hai bên nhắm không kín và khuôn mặt không bộc lộ được cảm xúc, chảy xệ. 

Liệt dây thần kinh mặt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh 

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống của người bệnh như gây mất hoặc giảm vận động cơ mặt kèm theo những rối loạn về cảm giác, phản xạ, bài tiết tuyến lệ và tuyến nước bọt… làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. 

Không chỉ vậy, bênh tiến triển nặng hơn sau 48h có thể gây các biến chứng như loét giác mạc, rối loạn tuyến nước mắt, co giật, co cứng cơ mặt, thậm chí mù lòa do mắt không thể nhắm được hoàn toàn gây khô mắt, tổn thương niêm mạc.  

Để hạn chế bị liệt dây thần kinh số 7, người dân nên lưu ý: 

- Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh 

- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông 

Giữ ấm cơ thể vào mùa đông

Giữ ấm cơ thể vào mùa đông

- Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp khi đi ngủ hạn chế lạnh đột ngột 

- Bệnh nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, để càng muộn thì nguy cơ để lại di chứng càng cao, vì vậy khi có các biểu hiện liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên cần nhanh chóng tới bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị ngay. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thăm khám các bệnh về thần kinh. Tại đây, hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành như: GS.TS Nguyễn Văn Chương - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh học, Học viện Quân Y; BSCKI Nguyễn Đình Tuấn, BS Nguyễn Thị Thanh - Chuyên khoa Thần kinh. 

Song song với đó, bệnh viện còn đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như máy chụp cắt lớp vi tính (CT 128 dãy), máy chụp cộng hưởng từ MRI… chẩn đoán chính xác các bệnh lý, từ đó giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm trong quá trình khám điều trị bệnh. 

Mọi thông tin cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.56.56.56 để được tư vấn miễn phí. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp