Bệnh màng trước võng mạc xảy ra khi xuất hiện mô sẹo bất thường che khuất điểm vàng ở trung tâm võng mạc, khiến thị lực của người bệnh suy giảm. Nguyên nhân gây tình trạng này là sự xuất hiện bất thường của mô sẹo hoặc sự tăng sinh dẫn đến hình thành màng mỏng phủ ngoài võng mạc. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến thị lực cũng như cuộc sống của người bệnh.
12/08/2021 | Hở mi mắt là gì và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người bệnh 18/05/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân của xuất huyết võng mạc và phương pháp điều trị bệnh 10/05/2021 | Những kiến thức không nên bỏ qua về bệnh xuất huyết võng mạc
1. Tìm hiểu về bệnh màng trước võng mạc
Mắt là một cơ quan phức tạp, trong đó điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc có nhiệm vụ quan trọng là thu nhận hình ảnh và nhận biết màu sắc. Vì thế, nếu điểm vàng bị che khuất hoặc có bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận hình ảnh của điểm vàng, thị lực trung tâm sẽ bị suy giảm. Trong đó có bệnh màng trước võng mạc, xảy ra khi có mô sẹo hình thành hoặc màng bất thường trước võng mạc làm che khuất điểm vàng.
Bệnh màng trước võng mạc ảnh hưởng đến khả năng thu nhận hình ảnh của điểm vàng
Bệnh màng trước võng mạc thường xuất hiện ở người cao tuổi, độ tuổi từ 60 trở lên và ảnh hưởng đến thị lực từ mức độ nhẹ đến nặng. Trường hợp bệnh màng trước võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực khá hiếm gặp song hầu hết đều cần điều trị bằng phẫu thuật.
Nếu màng trước võng mạc dày, ảnh hưởng đến thị lực thì bệnh nhân sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
-
Nhìn mọi vật đều mờ hơn bình thường kể cả nhìn gần và nhìn xa, đây là dấu hiệu phân biệt với cận thị hoặc lão thị. Ngoài ra hình ảnh vật có thể méo mó hơn thực tế.
-
Khó khăn khi nhìn vào các chi tiết nhỏ.
-
Xuất hiện mảng màu xám hoặc điểm mù bất thường ở trung tâm tầm nhìn.
Bệnh màng trước võng mạc ảnh hưởng đến khả năng nhìn
2. Nguyên nhân gây bệnh màng trước võng mạc
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh màng trước võng mạc là sự hình thành mô sẹo che khuyết điểm vàng ở trung tâm võng mạc. Quá trình này xảy ra như sau:
-
Mắt của con người chứa đầy thủy tinh thể, quá trình phân tách thủy tinh thể thường xuyên hơn theo thời gian, khiến thủy tinh thể dần co lại và tách khỏi bề mặt võng mạc.
-
Quá trình phân tách thủy tinh thể thường không gây ảnh hưởng đến bề mặt võng mạc, đôi khi làm xuất hiện đốm đen hoặc vết bẩn ảnh hưởng đến tầm nhìn.
-
Quá trình phân tách thủy tinh thể bất thường xảy ra chưa được làm rõ, song nó gây ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt võng mạc.
-
Khi bị tổn thương, võng mạc sẽ tự thực hiện quá trình làm lành, kết quả là sự hình thành những mô sẹo nhỏ.
-
Theo thời gian, các mô sẹo nhỏ sẽ co lại và hình thành nếp nhân, nếu chúng che khuất điểm vàng ở trung tâm võng mạc sẽ ảnh hưởng đến thị lực, kết quả là bệnh màng trước võng mạc.
Ngoài ra, ở một số người bệnh, bệnh màng trước võng mạc xảy ra do sự tăng sinh tế bào bất thường, hình thành màng mỏng ở bề mặt võng mạc và che khuất điểm vàng trước võng mạc. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ xác định được những tình trạng này.
Bệnh màng trước võng mạc thường xảy ra ở người cao tuổi
Bệnh màng trước võng mạc liên quan đến sự lão hóa do cần thời gian dài khi quá trình phân tách thủy tinh thể xảy ra gây tổn thương và hình thành sẹo nhỏ võng mạc và các sẹo lại co cụm lại che khuất điểm vàng. Do đó, bệnh thường xảy ra ở người trên 60 tuổi, thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh hoặc rối loạn ở mắt như: từng bị chấn thương mắt, chấn thương võng mạc, bệnh lý võng mạc, cận thị, loạn thị,…
Những người từng phẫu thuật mắt, nhất là phẫu thuật đục thủy tinh thể, người đái tháo đường hoặc mắc bệnh võng mạc có nguy cơ mắc bệnh màng trước võng mạc cao hơn. Do đó các đối tượng này cần thường xuyên kiểm tra mắt hoặc đi khám sớm khi thị lực mắt suy giảm bất thường.
3. Điều trị cho bệnh nhân màng trước võng mạc thế nào?
Để điều trị hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác tình trạng màng trước võng mạc. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra bên cạnh kiểm tra lâm sàng và ghi nhận triệu chứng.
Hai phương pháp chẩn đoán thường áp dụng nhất là chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp kết hợp quang học. Trong kỹ thuật chụp mạch huỳnh quang, bác sĩ sẽ chiếu sáng các vùng của võng mạc để theo dõi phần che khuất điểm vàng bằng kỹ thuật nhuộm. Trong kỹ thuật chụp cắt lớp, máy ảnh laser sẽ ghi lại hình ảnh võng mạc để kiểm tra độ dày, phần sưng, sẹo võng mạc,…
Khám cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh màng trước võng mạc
Khi chẩn đoán chính xác và có những thông tin về bệnh màng trước võng mạc, điều trị và phương pháp chăm sóc, theo dõi sẽ được bác sĩ cân nhắc và lựa chọn. Nếu bệnh không ảnh hưởng đến thị giác hoặc ảnh hưởng không đáng kể, bệnh nhân màng trước võng mạc thường không cần thiết phải điều trị. Người bệnh sẽ sớm quen với ảnh hưởng của bệnh và có cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên các trường hợp này vẫn cần thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời nếu bệnh tiến triển nặng và can thiệp y tế. Một vài bệnh nhân bị màng trước võng mạc theo thời gian mô sẹo tự bong ra và thị lực được khôi phục.
Những bệnh nhân có màng trước võng mạc dày, ảnh hưởng lớn đến thị lực khiến bệnh nhân không thể duy trì cuộc sống bình thường hoặc làm việc thì có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Sau khi loại bỏ màng trước võng mạc, thị lực của người bệnh sẽ được khôi phục. Ngoài loại bỏ mô sẹo và màng trước võng mạc, bác sĩ sẽ loại bỏ thủy tinh thể và thay bằng dung dịch muối để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đây là phẫu thuật khá lớn, do đó bệnh nhân cần đeo băng bảo vệ mắt trong thời gian nhất định, sau đó tiếp tục theo dõi và sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Suy giảm thị lực do bệnh màng trước võng mạc không thể cải thiện bằng thực phẩm chức năng hoặc thuốc nhỏ mắt điều trị, vì thế bệnh nhân không nên tự ý điều trị khi chưa biết rõ tình trạng bệnh.
Bệnh màng trước võng mạc không thể điều trị bằng thuốc thông thường
Những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh màng trước võng mạc được khuyên nên thường xuyên kiểm tra thị lực và khám mắt định kỳ. Các dấu hiệu bất thường nghi ngờ sẽ được phát hiện và can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng đến thị lực. Nếu còn thắc mắc khác về bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.