Bé bị đi ngoài thường nguyên nhân do đâu và cách xử trí? | Medlatec

Bé bị đi ngoài thường nguyên nhân do đâu và cách xử trí?

Trẻ nhỏ khi bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất cần thiết có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Nếu bé bị đi ngoài thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất điện giải, mất nước và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Đây cũng là vấn đề lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp cha mẹ giải quyết nỗi lo này với một số cách trị tiêu chảy tại nhà.


12/06/2020 | Đi ngoài ra máu tươi: Nguyên nhân và cách chữa trị
23/05/2020 | Triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài có nghiêm trọng hay không?
16/04/2020 | Đi ngoài ra máu tươi - chớ vội chủ quan!

1. Bé bị đi ngoài là do đâu và có những biểu hiện như thế nào?

Đi ngoài thực chất là cách gọi khác của bệnh tiêu chảy. Bệnh có 2 dạng bao gồm: các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn và các bệnh lý tiêu chảy do virus (Rotavirus). Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn thường gặp vào mùa hè và tiêu chảy do virus thì hay bắt gặp vào mùa đông. 

Ăn uống không hợp vệ sinh dễ khiến trẻ bị đi ngoài

Ăn uống không hợp vệ sinh dễ khiến trẻ bị đi ngoài

Tình trạng Bé bị đi ngoài có thể là do các yếu tố nguy cơ như:

- Trẻ thường xuyên ăn uống bên ngoài và ăn những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. 

- Bình bú của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.

- Thiếu vệ sinh trong khâu chế biến, dụng cụ chế biến nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

- Nguồn nước của gia đình không đảm bảo. 

- Thực hiện chưa đúng cách việc vệ sinh cho trẻ.

- Trước khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ăn không có thói quen rửa tay sạch sẽ. 

Cha mẹ có thể lưu ý các biểu hiện dưới đây để xem có phải bé bị đi ngoài hay không:

- Bé bị đi ngoài với tần suất nhiều hơn thông thường. 

- Bé bị đi ngoài ra phân nát, phân lỏng, phân nhiều nước, có bọt, mùi tanh, có màu vàng hoặc xanh, thậm chí có thể có cả máu.

- Trẻ chán ăn, bỏ bú. 

- Trẻ nôn ói thường xuyên. 

- Chậm tăng cân hoặc sụt cân. 

Mẹ cần chú ý và theo dõi các biểu hiện tiêu chảy ở trẻ nhỏ 

Mẹ cần chú ý và theo dõi các biểu hiện tiêu chảy ở trẻ nhỏ 

2. Cha mẹ nên làm gì khi bé bị đi ngoài?

Khi bé bị đi ngoài thì cơ thể thường sẽ mất nước, mất điện giải, do đó cha mẹ cần nhanh chóng bổ sung nước và điện giải để bù đắp vào lượng mất đi đó bằng cách cho trẻ uống oresol (ORS). 

Lấy 1 gói oresol pha với 1 lít nước (đong đo đúng lượng) và cho trẻ uống trong ngày. 

Hoặc có thể bổ sung nước, điện giải với nước cháo muối: Đun sôi hỗn hợp 50gr gạo, khoảng 3,5gr muối và 6 bát nước sôi trong vòng 15 phút cho đến khi hạt gạo nở tung ra. Sau đó chắt lấy 1 lít nước cháo và cho trẻ uống trong 6 giờ đổ lại. 

Cách cho uống:

- Uống từng thìa đối với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ lớn hơn có thể uống từng ngụm bằng bát hoặc cốc.

- Nếu trẻ có hiện tượng nôn, ói thì nên tạm dừng lại và tiếp tục cho trẻ uống sau 5 - 10 phút. 

Trong trường hợp trẻ bị mất nước nghiêm trọng: nôn nhiều, tiểu ít, da khô, quấy khóc nhiều nhưng khóc không có nước mắt,... thì cần được trẻ đi khám bác sĩ ngay. 

3. Một số điều bố mẹ cần lưu ý khi bé bị đi ngoài

Khi áp dụng những biện pháp trị đi ngoài như đã nhắc đến ở trên, bố mẹ cần lưu ý:

- Tăng cường bù nước cho trẻ để tránh mất nước nghiêm trọng.

- Cho trẻ ăn những đồ ăn lỏng để niêm mạc đường ruột dễ phục hồi, nhưng vẫn phải đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng.

- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện như:

+ Có dấu hiệu mất nước nặng: không có nước mắt, mắt khô, mắt trũng, lõm thóp (với trẻ sơ sinh), đòi uống nước thường xuyên, trong khoảng 4 - 6 giờ không đi tiểu tiện,... 

+ Sốt li bì, không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí co giật. 

+ Bỏ ăn, chán ăn.

+ Nôn nhiều.

+ Có lẫn máu khi đi ngoài.

+ Tiêu chảy kiết lỵ.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng

4. Trị tiêu chảy với những biện pháp dân gian

Nước gạo lứt rang

Cho trẻ uống nước gạo lứt rang là biện pháp thường được nhiều người áp dụng bởi nó mang lại hiệu quả nhanh nhất. Uống nước gạo lứt rang không chỉ giúp bù điện giải, bù nước mất đi do tiêu chảy mà còn giúp trẻ giải nhiệt và đào thải những độc tố trong cơ thể. 

Cách thực hiện: rang lên cho vàng khoảng 100g gạo lứt, sau đó đun sôi cùng 2l nước. Tắt bếp khi gạo đã chín mềm, chắt lấy nước và cho trẻ uống thành nhiều lần trong ngày. 

Nước hồng xiêm

Trong hồng xiêm chứa Tanin - một chất có tác dụng trị đi ngoài rất tốt. Ngoài ra, theo đông y, hồng xiêm có tính mát nên rất có ích trong việc hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, sinh tân dịch, nhuận tràng. 

Cách thực hiện: Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng và đem phơi khô, sao vàng. Dùng 10 lát hồng xiêm đã sao vàng đó để sắc lấy nước và mỗi ngày chia thành 2 lần cho trẻ uống. 

Trà vỏ cam

Vỏ cam cũng là một biện pháp cứu cánh khá tốt dành cho những bé bị đi ngoài. 

Cách thực hiện: Đem vỏ cam đi rửa sạch. Hãm trà vỏ cam như hãm các loại trà thông thường bằng cách cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống sau khoảng 20 phút. 

Lá mơ

Cách thực hiện: Rửa sạch 100g lá mơ tía, pha loãng nước muối và ngâm lá mơ trong 5 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó giã nhỏ lá và trộn đều với 1 chút muối cùng 1 quả trứng gà. Tiếp đó, mẹ cho dầu vào chảo và đổ hỗn hợp trên vào khi dầu đã đủ nóng, trở 2 mặt đến khi chín thì lấy ra. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần. 

Nước búp ổi non

Theo đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm, nhiều tinh dầu và có hàm lượng flavonoid cao giúp giảm đau bụng, kích thích cơ trơn ruột nên thường được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến đường ruột. 

Cách thực hiện: chuẩn bị 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô cùng 20g gừng tươi. Đem tất cả sắc cùng khoảng 2l nước cho đến khi thu được 500ml hỗn hợp thì chắt ra, chia thành 2 lần mỗi ngày cho trẻ uống. 

Cho trẻ uống nước búp ổi non để khắc phục tình trạng đi ngoài

Cho trẻ uống nước búp ổi non để khắc phục tình trạng đi ngoài

Khi bé bị đi ngoài, cha mẹ nên hết sức thận trọng cho dù áp dụng bất kỳ cách cầm tiêu chảy nào, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ thay vì tự ý mua các loại thuốc điều trị đi ngoài tại nhà cho trẻ. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu cần được tư vấn, cha mẹ vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được nhận hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia y tế chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp