Bỗng nhiên phát hiện ra nhũ hoa mọc lông chắc hẳn các bạn gái sẽ cảm thấy không hề thích thú chút nào. Hiện tượng này vốn không phổ biến và cũng khá nhạy cảm nên nhiều bạn gái sẽ khó tránh khỏi trạng thái ngượng ngùng, e ngại. Vậy vì sao lông mọc quanh nhũ hoa và khi gặp tình huống này nên làm thế nào.
16/09/2021 | Chỉ điểm các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mà chị em không nên bỏ qua 08/09/2021 | Nữ giới bị u nang vú kiêng ăn gì để ngừa ung thư
1. Tại sao lông mọc quanh nhũ hoa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lông mọc quanh nhũ hoa, điển hình là
1.1. Những nguyên nhân khiến cho lông mọc quanh nhũ hoa
Thay đổi nội tiết tố nữ là một trong các nguyên nhân khiến cho lông mọc quanh nhũ hoa
- Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới là một trong các nguyên nhân khiến cho nhũ hoa xuất hiện lông hoặc có sự thay đổi về màu lông ở núm vú. Ngoài ra, nếu cơ thể sản xuất hormone testosterone quá mức thì nhũ hoa cũng có thể có lông kèm theo các hiện tượng như:
+ Vô kinh, dừng kinh.
+ Mọc nhiều mụn trứng cá.
+ Da nhiều dầu.
+ Khối lượng cơ xương tăng lên.
+ Bị rụng tóc.
- Đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng (PCOS) là hội chứng xảy ra do sự mất cân bằng hormone sinh sản ở nữ giới. Bệnh không chỉ khiến cho lông mọc quanh nhũ hoa mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe như: kinh nguyệt không đều, vô sinh,...
- Tác dụng phụ của việc dùng một vài loại thuốc
Một số loại thuốc như glucocorticosteroid, testosterone, thuốc ức chế miễn dịch có thể kích thích phát triển lông ở nhũ hoa.
- Mắc hội chứng Cushing
Đây là hội chứng hình thành do sự dư thừa hormone glucocorticosteroid mang tên cortisol dẫn tới sự xuất hiện của hàng loạt triệu chứng như:
+ Tóc, lông trở nên dày và dài hơn.
+ Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
+ Cao huyết áp.
+ Mỡ tích tụ ở vai, sau cổ, bụng và ngực.
+ Đỏ và sưng mặt.
+ Da dễ có vết bầm tím.
+ Đùi và cánh tay bị yếu đi.
+ Ham muốn tình dục suy giảm.
+ Thay đổi tâm trạng thất thường.
+ Đường huyết tăng cao.
Hội chứng Cushing tương đối hiếm gặp, chủ yếu do lạm dụng thuốc glucocorticosteroid. Ngoài ra, sự hình thành khối u ở phổi cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
1.2. Lông mọc quanh nhũ hoa có phải là hiện tượng bất thường không
Về cơ bản thì hầu hết các trường hợp lông mọc quanh nhũ hoa là rất bình thường. Tuy nhiên, tính chất dài ngắn, cứng hay mềm mại của lông ở nhũ hoa sẽ khác nhau với từng người.
Hầu hết các trường hợp lông mọc quanh nhũ hoa là bình thường, không gây ra vấn đề sức khỏe
Với trường hợp lông mọc quanh quầng vú thì có thể liên quan đến nang lông. Vú đảm nhận chức năng sản xuất sữa để cho con bú. Có một loạt các ống dẫn sữa đóng vai trò mang sữa qua núm vú ra ngoài. Trong thời kỳ cho con bú, quầng vú sẽ có các tuyến bã nhờn sản xuất ra bã nhờn để cho vùng da ở đây không bị khô và nứt nẻ. Vì thế, vùng da ở đây sẽ trở nên sần sùi hơn và dễ mọc lông.
2. Phải làm gì khi nhũ hoa có lông
2.1. Biện pháp đối phó với lông mọc ở nhũ hoa
Nhìn chung, lông mọc quanh nhũ hoa không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hay sức khỏe của nữ giới. Tuy nhiên, số đông chị em sẽ cảm thấy thiếu tự tin bởi sự xuất hiện của vị khách không mời này. Vì thế, nhiều người trong số họ muốn triệt lông để đảm bảo thẩm mỹ.
Phụ nữ không nên tự nhổ lông ở nhũ hoa vì dễ khiến cho da bị tổn thương và nhiễm trùng
Để xử lý lông mọc ở nhũ hoa, chị em có thể chọn các cách sau:
- Tỉa lông bằng một chiếc kéo nhỏ.
- Nhổ lông bằng nhíp. Lưu ý rằng phương pháp này dễ gây đau đớn và lông rất nhanh mọc lại theo hướng dày và cứng hơn.
- Cạo lông. Trong quá trình cạo lông nếu không cẩn thận rất dễ khiến cho da bị xước từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, sau khi cạo lông, nguy cơ lông mọc ngược cũng có thể xảy ra..
- Waxing giảm lông ở nhũ hoa.
2.1. Một số điều cần lưu ý khi xử lý lông mọc quanh nhũ hoa
Việc xử lý lông mọc quanh nhũ hoa bằng bất kỳ sản phẩm làm rụng lông nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy, phát ban hoặc gặp các tác dụng phụ khác. Nếu thấy lông mọc quá nhiều khiến cho bạn cảm thấy khó chịu thì tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ da liễu để tìm ra một giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, trong quá trình quan sát lông mọc ở nhũ hoa, nếu có thêm các triệu chứng bất thường thì chị em phụ nữ cũng cần đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí phù hợp. Khi thăm khám, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện một số xét nghiệm để có căn cứ đưa ra chẩn đoán chính xác. Những trường hợp phát hiện bất thường về sức khỏe, bác sĩ sẽ có lời khuyên cụ thể để cải thiện tình hình.
Hiện nay, để xử lý thẩm mỹ tình trạng lông mọc quanh nhũ hoa thì bác sĩ thường hướng dẫn chị em tẩy lông bằng điện phân hoặc laser. Đây đều là những phương pháp có tác dụng làm giảm hoặc làm chậm sự phát triển của lông xung quanh vùng ngực.
Với trường hợp mọc lông ở nhũ hoa xuất phát từ nguyên nhân là sự mất cân bằng nội tiết thì bác sĩ sẽ điều trị nội tiết tố. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể kê đơn hoặc điều chỉnh lượng thuốc mà bạn đang dùng để nội tiết tố cân bằng trở lại.
Vùng da quanh vú rất mỏng và nhạy cảm nên bất kỳ phương pháp cạo lông nào được thực hiện tại nhà cũng dễ làm kích ứng và tổn thương da. Mặt khác, sau khi áp dụng những phương pháp này rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm trùng hoặc lông mọc dày và cứng hơn trong các lần sau. Vì thế, trước khi tự xử lý lông quanh nhũ hoa tại nhà, chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng lợi - hại.
Ngoài những chia sẻ trên đây, nếu còn băn khoăn nào liên quan đến hiện tượng lông mọc quanh nhũ hoa, bạn đọc có thể gọi điện tới Tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng trả lời chi tiết.