Bật mí cách điều trị và phòng ngừa bệnh lang ben hiệu quả | Medlatec

Bật mí cách điều trị và phòng ngừa bệnh lang ben hiệu quả

Những bệnh lý ngoài da thường khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm và tự ti về bản thân mình rất nhiều. Điển hình như bệnh nhân bị lang ben luôn thấy e ngại trước ngoại hình của mình và ngại ngùng trong giao tiếp. Ngoài tính thẩm mỹ thì căn bệnh này còn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì thế, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh để giảm thiểu khả năng mắc bệnh.


11/10/2020 | Bệnh vảy nến có thể lây từ người sang người không?
11/05/2020 | Những thông tin cần biết về bệnh vảy nến
09/05/2020 | Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách chữa trị triệt để
07/05/2020 | Một số bệnh nấm da phổ biến thường gặp và cách chữa trị hiệu quả

1. Bệnh lang ben 

lang ben là một bệnh lý liên quan đến biểu hiện ngoài da do sự tấn công của vi khuẩn (nấm) Pityrosporum Ovale. Theo các bác sĩ thì đây là một căn bệnh có khả năng lây truyền khá cao từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, những vi khuẩn này càng dễ dàng tấn công và lây lan mạnh hơn. Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lang ben là sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đồ vật (đặc biệt là khăn và quần áo).

Bệnh lang ben làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ

Bệnh lang ben làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ

Mặc dù, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến cơ thể người bệnh bị mất nhiều sắc tố. Chính vì thế, trên một làn da thường có nhiều đốm trắng tạo thành vùng và ngày một lan rộng hơn làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Tuy nhiên, mọi người có thể yên tâm vì căn bệnh này có thể chữa trị được nhưng khả năng tái nhiễm cũng khá cao. Chính vì thế, sau khi điều trị hiệu quả, tốt nhất các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng nhiều phương pháp hỗ trợ.

2. Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Nguồn gây bệnh chính của bệnh lang ben là nấm Pityrosporum Ovale với khả năng lây lan rất nhanh. Khi người bệnh bị loại nấm này tấn công thì lớp biểu bì dưới da sẽ dần dần thay đổi do sắc tố ở vùng này bị giảm hoặc có thể mất đi hoàn toàn. Thông qua quan sát bên ngoài, các bạn có thể thấy những vùng da này thường trắng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện của bệnh lý, màu sắc không tự nhiên và thường láng hơn.

Ngoài sự tác động của vi khuẩn Pityrosporum Ovale thì mọi người còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do một số yếu tố như:

  • Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công.

Vi khuẩn chính gây bệnh là nấm Pityrosporum Ovale

Vi khuẩn chính gây bệnh là nấm Pityrosporum Ovale

  • Người ra mồ hôi nhiều khiến bề mặt da trở trên ẩm ướt dễ tạo điều kiện có nấm sinh sản và gây bệnh.

  • Bề mặt da tiết nhiều dầu.

  • Những người có hệ miễn dịch kém hoặc bị suy giảm, nhất là trẻ em hoặc người mắc bệnh sởi, cảm cúm, nhiễm HIV.

  • Nội tiết tố cơ thể bị thay đổi. Điển hình ở trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, người sử dụng sản phẩm chức năng liên quan đến nội tiết tố hoặc đang trong quá trình mang thai.

  • Người có thói quen vệ sinh cá nhân kém hoặc ít khi vệ sinh cơ thể.

3. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh

Ngoài thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh thì có khá nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu về các triệu chứng nhận diện bệnh sớm để điều trị kịp thời và hạn chế sự lây lan trên da. Thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh lang ben thường có những biểu hiện như:

  • Trên bề mặt da xuất hiện những dát trắng tạo thành từng vùng và ngày một nhiều hơn. Đồng thời, kích thước của chúng cũng tăng lên dần dần.

Trên da xuất hiện dát có màu trắng hoặc sạm màu

Trên da xuất hiện dát có màu trắng hoặc sạm màu

  • Màu sắc da ở vùng bị nhiễm vi khuẩn bị thay đổi (có thể trắng hoặc sạm hơn). Thông thường sắc da chuyển sang màu nâu, hồng hoặc trắng.

  • Người bệnh thường cảm thấy ngứa ở vùng da bị nhiễm nấm. Đặc biệt, khi ra nắng, da tiết nhiều mồ hôi thì cảm giác ngứa sẽ nhiều hơn.

  • Da bị nhiễm nấm men khi ra nắng thường cảm thấy nóng rát, không chịu được khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

  • Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng da ở cổ, sau lưng, trước ngực hoặc hai cánh tay.

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi nhận thấy cơ thể có một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh lang ben, mọi người nên đến những cơ sở y tế uy tín để khám. Việc phát hiện bệnh sớm giúp bạn dễ dàng điều trị và nhanh chóng hồi phục vùng da bị nhiễm nấm. Khi bác sĩ tiếp nhận, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng với những triệu chứng thông thường như:

  • Trên da xuất hiện những dát màu hồng, hơi sẫm màu hoặc nhạt màu với kích thước khoảng 0.5cm. 

  • Quan sát thông thường không phát hiện ra vảy da hoặc bất kỳ tổn thương nào nhưng khi cạo nhẹ sẽ bong vảy.

Những bệnh lý liên quan đến da thường có những biểu hiện tương tự nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất. Đối với những kết quả xét nghiệm sau đây cho thấy bệnh nhân đã mắc bệnh:

  • Soi da trực tiếp bằng kính hiển vi cho kết quả xuất hiện nấm trong vùng vảy dát.

Soi da là biện pháp chẩn đoán khá hiệu quả

Soi da là biện pháp chẩn đoán khá hiệu quả

  • Sử dụng dung dịch KOH loại 10% cho thấy có nhiều bào tử vách và nấm dạng sợi tồn tại trên vùng dát.

  • Dùng đèn Wood để soi da và kết quả quả nhận được là vùng da bị giảm hoặc mất sắc tố do nấm Pityrosporum Ovale tấn công. Đồng thời, trên ánh sáng đèn Wood phát ra tia huỳnh quang có màu xanh lá cây hơi nhạt.

5. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh lang ben thường khá chủ quan do những dấu hiệu ban đầu không để lại nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau một thời gian, những dát da sẽ dần thay đổi màu rõ rệt khiến vẻ đẹp thẩm mỹ trên làn da ngày một giảm đi. Đặc biệt là phụ nữ, nhu cầu chăm sóc sắc đẹp cao nên khi mắc phải căn bệnh này thường cảm thấy tự ti về bản thân và e ngại trong giao tiếp. Chính vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, các bạn nên chủ động đi khám và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, những người chưa mắc bệnh hoặc đã điều trị khỏi cũng phải thực hiện những giải pháp phòng ngừa bệnh. 

5.1. Biện pháp điều trị

Đối với những bệnh nhân ở tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da kết hợp với kem có tác dụng chống nấm đề điều trị bệnh. Những loại thuốc này thường được yêu cầu dùng trực tiếp lên vùng da bị dát liên tục trong khoảng 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ hỗ trợ hồi phục vùng da xuất hiện và màu sắc da sẽ dần thay đổi sau khoảng thời gian vài tháng.

Dùng thuốc và kem bôi có tác dụng chống nấm

Dùng thuốc và kem bôi có tác dụng chống nấm

Một số trường hợp nặng, vùng da dát bị tổn thương nhiều nên bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc chống nấm dạng uống. Đối với trẻ em, da rất mỏng và khá nhạy cảm nên thường dễ bị kích ứng với thuốc. Chính vì thế, ba mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

5.2. Phương pháp phòng ngừa

Bệnh lang ben thường lây lan rất nhanh nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh dựa trên những phương pháp sau đây: 

  • Hạn chế sống ở môi trường ẩm nóng, nhiệt độ không khí cao.

  • Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở những thời điểm nắng gắt, nhất là mùa hè hoặc buổi trưa.

  • Hạn chế để cơ thể toát nhiều mồ hôi, nếu tính chất công việc hoặc luyện tập khiến bạn ra mồ hôi thường xuyên thì nên lau khô.

  • Sau khi tắm xong nên dùng khăn lau khô người rồi mặc quần áo. Không mặc lại những quần áo thấm mồ hôi. 

  • Mỗi ngày đều tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tuyệt đối không mặc quần áo hoặc khăn của người khác. Nhất là những bệnh nhân mắc các bệnh lý về da như hắc lào, lang ben.

Lang ben là một căn bệnh hoàn toàn không nguy hiểm nhưng hậu quả để lại khiến người bệnh cảm thấy rất tự ti. Do đó, mọi người nên chủ động phòng tránh và điều trị bệnh sớm nhất để dễ dàng hồi phục. Ngoài ra, những đối tượng đã khỏi bệnh hoàn toàn vẫn phải phòng ngừa bệnh vì đây là một bệnh lý có thể tái phát. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp