Sốc nhiễm khuẩn là hiện tượng sốc xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng nề. Sốc xuất hiện rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Nếu phát hiện muộn và không kịp thời điều trị có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hơn nữa, công tác chẩn đoán hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa có 1 xét nghiệm đặc hiệu nào có thể chẩn đoán nhiễm trùng nặng.
08/10/2020 | Sốc phản vệ là gì và nguy hiểm như thế nào? 28/06/2019 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công ca sốc phản vệ nguy kịch 02/05/2019 | Hiện tượng sốc nhiệt vào mùa hè là do đâu?
1. Thế nào là sốc nhiễm khuẩn?
Tình trạng này hay còn gọi là sốc nhiễm trùng, là thời kỳ nặng nhất bắt nguồn từ việc đáp ứng viêm hệ thống nguyên nhân bởi nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn mức độ nặng, suy đa tạng.
Khi chuyển sang thời kỳ sốc nhiễm khuẩn, người bệnh đã mắc nhiễm trùng huyết đi kèm tụt huyết áp cùng với rối loạn chức năng tim mạch. Đến giai đoạn này, người bệnh có tiên lượng nặng và nguy cơ tử vong lên đến 40 - 60%.
Người bị sốc nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong khá cao
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) xuất hiện khi có 2 hoặc nhiều yếu tố, cụ thể như:
-
Nhiệt độ cơ thể > 38 độ hoặc < 36 độ.
-
Nhịp tim > 90 I/ph.
-
Thở nhanh trên 20 I/ph hoặc PaCO2 ít hơn 32 mmHg.
-
Bạch cầu trong máu cao hơn 12.000/mm3 hoặc thấp hơn 4000/mm3 hoặc có sự xuất hiện nhiều hơn 10% bạch cầu non.
Nhiễm khuẩn huyết khi người mắc có ổ nhiễm trùng và bị hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. Đối với nhiễm khuẩn huyết nặng có thể xảy ra rối loạn chức năng của cơ quan đích. Một vài chức năng thường bị rối loạn là tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, huyết học, gan, thận,…
Trường hợp chuyển thành sốc nhiễm trùng là khi tình trạng nhiễm khuẩn huyết tăng nặng kết hợp cùng với tụt huyết áp, bất thường tưới máu,…
2. Nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn
-
Nhiễm trùng nặng tại một cơ quan bất kỳ trong cơ thể.
-
Nhiễm trùng nặng ở đường tiêu hóa.
-
Bị tắc sỏi đường mật, sỏi túi mật khiến đường dẫn mật hoặc túi mật bị viêm, từ đó có thể gây nhiễm trùng.
-
Đối với nữ giới, việc nạo phá thai không đảm bảo vệ sinh tuyệt đối hay đẻ khó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết gây ra sốc nhiễm trùng.
Việc nạo phá thai ở nữ giới có khả năng mắc sốc nhiễm trùng
-
Nhiễm trùng ngoài da: mụn nhọt, lở loét, ổ áp xe,… là những trường hợp nhiễm trùng nặng dễ gây ra nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn.
-
Xâm nhập vào cơ thể thông qua những tổn thương tại đường tiêu hóa.
-
Nhiễm trùng do thực hiện các thủ thuật: nong niệu đạo, cổ tử cung hoặc đặt ống thông tiểu và nội soi phế quản, màng bụng.
3. Dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn
Tùy theo tình trạng mỗi người mà những dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn sẽ thể hiện khác nhau:
-
Sốt cao, rét run hoặc thân nhiệt hạ một cách đột ngột.
-
Thở nhanh, giãy giụa, mất định hướng, mạch đập nhanh, nhỏ và khó bắt mạch hoặc rối loạn vận mạch.
Những bất thường ở hệ tim mạch là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh
-
Đi tiểu ít (vì bị sốt hoặc mạch máu thận bị tác động làm áp lực lọc ở cầu thận suy giảm) hoặc suy thận cấp.
-
Các đầu chi và da bị lạnh vì co mạch ngoại biên. Ngoài ra, móng tay, chân, mũi, tai tím tái và biểu hiện sốc lạnh.
-
Trường hợp nặng sẽ thấy da bị hoại tử, dùng tay nhấn vào sẽ thấy da đổi màu nhưng không thể hồi phục lại ngay (vì trụy mạch ngoại biên) trước khi xuất hiện mảng xám,...
-
Một số trường hợp đau cơ nặng nề, đau lan tỏa, chuột rút, thiếu oxy tổ chức.
Triệu chứng của sốc nhiễm trùng khá đa dạng chính vì thế hãy đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường để thăm khám và can thiệp kịp thời. Việc tự ý mua thuốc về uống cũng như tự chẩn đoán bệnh là cấm kỵ.
4. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn
4.1. Dựa trên lâm sàng
Dựa vào thông tin bác sĩ hỏi bệnh nhân hoặc người nhà để hỗ trợ cho việc cấp cứu như:
-
Tiền sử về tiêm phòng, suy giảm hệ miễn dịch, các bệnh mạn tính,…
-
Chẩn đoán dựa vào 1 số yếu tố nguy cơ như: sinh non, bị suy dinh dưỡng, đã thực hiện 1 số thủ thuật can thiệp,…
-
Dấu hiệu khởi phát: giúp phát hiện chính xác khu vực nhiễm trùng nguyên phát và tác nhân gây bệnh: nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tiết niệu,...
Ngoài ra, dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán:
-
Dựa vào 1 số biểu hiện từ nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở,... để chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.
-
Biểu hiện sốc: thay đổi về mặt tinh thần, mạch đập nhanh nhẹ hay bình thường, huyết áp tăng nhẹ hoặc chưa vượt mức bình thường.
4.2. Cận lâm sàng
Một số xét nghiệm và kỹ thuật được thực hiện giúp chẩn đoán sốc nhiễm trùng gồm có:
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh đúng hơn
-
Cấy mẫu bệnh phẩm của ổ nhiễm khuẩn nghi ngờ: đàm, nước tiểu, mủ, phân,… Việc cấy mẫu này nên thực hiện trước khi dùng kháng sinh.
-
Cấy máu: thực hiện trước khi bơm kháng sinh. Lấy ít nhất là hai mẫu máu để gửi cấy máu: một mẫu cấy qua tĩnh mạch được lưu trữ hơn 48 tiếng và một mẫu qua đường ngoại vi.
-
Xét nghiệm CRP và Procalcitonin.
4.3. Chẩn đoán xác định
Khi đạt đủ ba tiêu chuẩn sau:
-
Nhiễm khuẩn nặng nề và xác định nguồn gây nhiễm khuẩn.
-
Có ít nhất 1 cơ quan bị rối loạn chức năng.
-
Tụt huyết áp không đáp ứng với bù dịch.
Chẩn đoán phân biệt:
Chẩn đoán mức độ nặng
-
Trong trường hợp xuất hiện suy đa tạng tức bệnh nhân có tiên lượng nặng.
-
Lactat máu tăng và tụt huyết áp, không đáp ứng được thuốc vận mạch.
5. Lọc máu liên tục - phương pháp xử lý sốc nhiễm khuẩn khẩn cấp
Lọc máu liên tục với mục đích đào thải liên tục nước cùng những chất hòa tan có khối lượng phân tử thấp hơn 50.000 dalton trong khoảng >12 giờ/ngày, nhất là với thể tích dịch thay thế lớn (từ 45 ml/kg/giờ trở lên) nhờ vào cơ chế đối lưu.
Thông qua đó, giúp đào thải được các chất hòa tan có khối lượng phân tử trung bình giống như trọng lượng của những chất tiền viêm.
Lọc máu liên tục là cách xử lý cần thiết trong trường hợp sốc nhiễm trùng
Ngoài ra, quá trình lọc máu sẽ giúp cần bằng lại nước và điện giải trong cơ thể, tạo sự ổn định cho người bệnh.
Sốc nhiễm khuẩn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng tước đi tính mạng của bệnh nhân. Chính vì thế hãy chủ động bảo vệ bản thân và cập nhật thông tin sức khỏe mỗi ngày để có kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe.