Bạn có biết: nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì? | Medlatec

Bạn có biết: nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Mặc dù chu kỳ kinh của mỗi người có những đặc điểm không giống nhau nhưng nó đều là tấm gương phản chiếu sức khỏe phụ khoa của nữ giới. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì, có khác nhau ở mỗi người hay không, bài viết sau sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này.


24/07/2020 | Giúp chị em gỡ rối vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh
24/07/2020 | Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới - do đâu, nguy hiểm như thế nào?
15/07/2020 | Như thế nào được gọi là rối loạn kinh nguyệt?
16/11/2013 | Tư vấn về điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt

1. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Khi âm đạo của nữ giới có sự chảy máu mang tính chu kỳ lặp đi lặp lại thì gọi là chu kỳ kinh. Điều này xảy ra khi niêm mạc tử cung bị bong ra và gây nên hiện tượng chảy máu. Thời gian của một chu kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu ngày hành kinh lần này cho đến khi bắt đầu ngày hành kinh lần sau.

rối loạn kinh nguyệt là gì

rối loạn kinh nguyệt là những bất thường liên quan đến kỳ kinh ở nữ giới

Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Đây chính là bất thường của kỳ kinh từ tần số, lượng máu mất đi cho đến thời gian hành kinh. Nó đi kèm với một số triệu chứng đặc biệt không giống như kỳ kinh bình thường. 

2. Nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì?

2.1. Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt

- Sự rối loạn của hormone nội tiết

Hormone nội tiết tăng giảm đột ngột vào một số thời kỳ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Điển hình như trong độ tuổi dậy thì, sau khi sinh con hoặc tiền mãn kinh.

- Đa nang buồng trứng 

Khi hormone progesterone quá cao và hormone estrogen không đủ sẽ gây nên hội chứng đa nang buồng trứng và làm chu kỳ rụng trứng bị rối loạn. Hệ lụy sinh ra từ đó là kinh nguyệt có những vấn đề bất thường.

- Một số bệnh lý

Các bệnh lý phụ khoa, u tuyến yên, tiểu đường, tuyến giáp,... có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

- Những yếu tố làm tăng nguy cơ kinh nguyệt bị rối loạn:

+ Giảm cân quá mức một cách đột ngột: Tự nhiên giảm cân quá mức và đột ngột có thể làm cho cơ thể không nhận đủ protein và chất béo. Điều này gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp estrogen bình thường trong cơ thể nên rối loạn kinh nguyệt là điều dễ hiểu.

+ Sử dụng chất kích thích và một số loại thuốc: Dùng thuốc trị tiểu đường, cao huyết áp, thuốc tránh thai, hay uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá có thể làm cản trở các quá trình sinh lý liên quan đến chu kỳ kinh, khiến cho kinh nguyệt không đều.

+ Sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi không khoa học: Thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn uống thiếu chất hoặc không điều độ cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt.

+ Căng thẳng, stress: Căng thẳng và stress trong thời gian dài làm suy giảm chức năng vùng dưới đồi, khiến buồng trứng không tiết ra hormone kích thích rụng trứng.

 rối loạn kinh nguyệt là gì

Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài có thể khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt

+ Nạo phá thai nhiều lần: Đây là việc làm khiến cho nội mạc tử cung bị mỏng đi, tử cung bị tổn thương nên rất khó tránh xảy ra những bất thường về kinh nguyệt, thậm chí còn dẫn đến vô sinh.

2.2. Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Rất nhiều người do không biết dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì nên mờ hồ, không nhận diện được khi nó “bất ngờ ghé thăm”. Thường thì hiện tượng này sẽ gây ra các dấu hiệu bất thường sau:

- Chu kỳ thất thường 

+ Kỳ kinh không đều: chu kỳ kinh bình thường sẽ có quy luật nhất định nhưng một khi đã rối loạn loạn kinh nguyệt thì điều này không xảy ra. Lúc ấy, lượng máu kinh có thể lúc nhiều lúc ít, thời gian giữa 2 kỳ kinh không có khi thì vài ngày có khi lại vài tháng,...

+ Xuất huyết âm đạo giữa kỳ kinh: trong thời gian giãn cách giữa 2 kỳ kinh bỗng nhiên xuất huyết âm đạo.

+ Chu kỳ kinh ngắn: thời gian của mỗi chu kỳ kinh thường dưới 21 ngày.

+ Chu kỳ thưa: khoảng 36 ngày - 6 tháng mới có một kỳ kinh.

+ Vô kinh: có kinh một thời gian nhưng sau đó dừng kinh trên 6 tháng mà không phải do mang thai.

- Số ngày hành kinh bất thường

+ Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh mất đi ở mỗi chu kỳ trên 80ml.

+ Xuất huyết âm đạo trên 7 ngày nhưng không phải lặp lại mang tính chu kỳ như kỳ kinh bình thường.

- Máu kinh bất thường

+ Lượng máu kinh ra quá nhiều và máu vón thành từng cục lớn.

+ Máu kinh quá ít (dưới 20ml) và thời gian hành kinh dưới 3 ngày.

- Có các dấu hiệu bất thường khác

+ Đau bụng dưới dữ dội vào những ngày hành kinh, cơn đau lan xuống đùi, ra sau lưng hoặc có thể kèm theo tức ngực, đau lưng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, căng vú.

+ Không xảy ra tình trạng rụng trứng hay nói cách khác là buồng trứng không có nang noãn chín, không xảy ra hiện tượng phóng noãn.

3. Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?

Vậy biện pháp được dùng để chẩn đoán chính xác rối loạn kinh nguyệt là gì? Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt và đến khám bác sĩ chuyên khoa người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh dựa trên các phương pháp:

- Hỏi tiền sử bệnh, khám phụ khoa.

- Thực hiện một số kiểm tra như:

rối loạn kinh nguyệt là gì

Chỉ khi thăm khám bác sĩ, tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì thì mới có thể đẩy lùi bệnh được

+ Siêu âm phụ khoa nhằm tìm hiểu tình trạng khoang chậu xem có phát sinh vấn đề nào không.

+ Xét nghiệm nội tiết để xác định có hay không các vấn đề về nội tiết gây rối loạn kinh nguyệt như: tuyến giáp, buồng trứng, tuyến dưới đồi, tuyến thượng thận,...

+ Kiểm tra chức năng buồng trứng: với các hạng mục như: chất nhầy tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung, tế bào da âm đạo.

+ Một số kiểm tra khác: tình trạng loạn sản, tổn thương vùng chậu, nội soi ổ tử cung,...

Đừng tự ý tìm mọi cách điều trị khi chưa thực sự biết căn nguyên khiến mình bị rối loạn kinh nguyệt là gì. Điều này sẽ chỉ khiến bạn rơi vào cái vòng luẩn quẩn, mất thời gian vô bổ mà bệnh lại ngày càng nặng hơn mà thôi. Không phải mọi trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt đều cần phải can thiệp y tế. 

Thường thì khi nguyên nhân gây nên hiện tượng này do độ tuổi, quá trình mang thai sẽ không cần phải điều trị. Trong trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ căn cứ trên mức độ và căn nguyên làm nên bệnh ở từng bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả nhất. Vì thế, hãy quan sát kỹ cơ thể mình và nắm bắt đúng thời điểm để gặp bác sĩ chuyên khoa, có như thế bệnh mới sớm được đẩy lùi.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì và nhận biết được dấu hiệu khi hiện tượng này xuất hiện. Có như vậy bạn mới chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của mình và không bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp y tế. 

Khi nghi ngờ rối loạn kinh nguyệt do vấn đề ở tử cung hay buồng trứng, bạn cũng có thể tìm hiểu về dịch vụ chụp tử cung vòi trứng đang tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán về tình trạng của mình. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của bệnh viện sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp