Bạn biết gì về bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto | Medlatec

Bạn biết gì về bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto

Ngày 20/08/2019 ThS. BS Nguyễn Quỳnh Xuân, Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có kích thước nhỏ, hình con bướm và nằm phía trước cổ. Mắc phải các bệnh lý tuyến giáp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn… Bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto để xem đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả là gì nhé.


19/08/2019 | Giải đáp thắc mắc suy tuyến giáp uống thuốc gì?
16/08/2019 | U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?
16/08/2019 | Hiểu đúng Carinoma tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm hay không?

1. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là gì?

Cũng như các bệnh lý tuyến giáp khác, viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là tình trạng tuyến giáp bị tổn thương và dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đây là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp làm chức năng tiết ra các loại hormon như T3, T4,… bị giảm sút nên dễ gây ra bệnh lý suy giáp.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tuyến giáp là nơi tiết ra hai loại hormon chính là T3 và T4 để điều hòa hoạt động của một số cơ quan thuộc hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,… Vì vậy nó là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng, hoạt động hài hòa với cơ chế hoạt động của cơ thể. Nhưng do các yếu tố tác động đến cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể tiết ra các kháng thể chống lại các thành phần của tuyến giáp gây nên viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto.

Tuyến giáp phì đại do viêm tuyến giáp mạn tính

Tuyến giáp phì đại do viêm tuyến giáp mạn tính

Viêm tuyến giáp mạn tính này tạo ra các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp và làm tuyến giáp bị viêm, thay đổi cấu trúc tuyến giáp - sưng to, thay đổi chức năng tuyến giáp - giảm khả năng tiết ra các loại hormon trên gây nên tình trạng suy giáp.

Trong quá trình nghiên cứu về căn bệnh này, ngoài nguyên nhân tình trạng rối loạn tự miễn của cơ thể, do di truyền, một số nhà khoa học cho rằng bệnh lý còn do các virus, vi khuẩn gây nên. Nhưng theo các kết quả nghiên cứu, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto:

- Nữ giới cao hơn nam giới 7 lần, đặc biệt là phụ nữ đã mang thai.

- Thường xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng tập trung lớn vào độ tuổi trung niên.

- Di truyền trong gia đình nếu có các thành viên trong gia đình mắc bệnh này hoặc các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tự miễn.

- Những người hay tiếp xúc với bức xạ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

3. Những dấu hiệu của bệnh lý viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto

Bạn sẽ bất ngờ khi chúng tôi nói rằng, hầu hết những ai mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính đều không nhận thấy dấu hiệu hay triệu chứng gì ngoài hiện tượng cổ mình to bất thường và cho rằng đó là bướu cổ. Vì vậy, đến khi phát hiện được bệnh thì nó đã diễn biến khá lâu trong cơ thể, gây nên những tổn thương mạn tính và làm giảm hormon tuyến giáp trong máu gây nên tình trạng suy giáp.

Dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto:

- Cơ thể mệt mỏi và uể oải không muốn làm việc, đau nhức.

Cơ thể đau nhức là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp mạn tính

Cơ thể đau nhức là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp mạn tính

- Chịu lạnh kém, nhạy cảm với cơn lạnh.

- Dễ gặp tình trạng táo bón.

- Da khô, nhợt nhạt, móng tay dễ gãy.

- Mặt và lưỡi sưng to.

- Rụng tóc.

- Tăng cân không biết nguyên nhân.

- Bị rong kinh hay quá kinh.

- Giảm trí nhớ,…

Tăng cân không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp

Tăng cân không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp

4. Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto

Phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị luôn mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn. Vì vậy, khi gặp phải các dấu hiệu trên, nên nhanh chóng gặp bác sĩ để sớm chẩn đoán và điều trị bệnh nhé!

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto, bạn sẽ được bác sĩ cho tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng hormon tuyến giáp trong máu. Thông thường bác sĩ sẽ cho xét nghiệm T3 và T4 để xác định tình trạng suy giáp của bạn, nhưng nếu 2 giá trị trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì xét nghiệm TSH là rất cần thiết. Đây là hormon được tiết ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động khi tuyến giáp đang hoạt động yếu. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ cho bạn kiểm tra những kháng thể chống lại các thành phần tuyến giáp trong cơ thể bạn như Anti-TG, anti-TPO. Bên cạnh đó, để chắc chắn tình trạng bệnh này, bạn còn có thể được thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp dưới siêu âm để xét nghiệm xem những bất thường khác,…

Bệnh lý viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto không nguy hiểm nếu đang ở giai đoạn bình giáp. Vì vậy, nếu đang ở giai đoạn này, bạn không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ thực hiện khám định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh.

Bên cạnh đó, viêm tuyến giáp mạn tính là tình trạng do rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch nên nó thường song hành cùng các bệnh lý khác như đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, bướu cổ Basedow, suy giảm chức năng buồng trứng sớm,…

Levothyroxine – thuốc đặc trị cho viêm tuyến giáp mạn tính

Levothyroxine – thuốc đặc trị cho viêm tuyến giáp mạn tính

Trong trường hợp bệnh đã đến giai đoạn suy giáp, tuyến giáp không cung cấp đủ hormon giáp thì điều trị bệnh bằng hormon thay thế levothyroxine là điều rất cần thiết. Điều đáng lưu ý cho loại thuốc này là không gây các tác dụng phụ nếu sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng nên được kê đơn dùng hằng ngày và dùng suốt đời. Tùy theo mức độ bệnh, liều dùng được thay đổi cho từng bệnh nhân. Sau một thời gian sử dụng tình trạng bệnh được thể hiện rõ rệt, tuyến giáp nhỏ dần nhưng việc ngưng thuốc là không thể và không nên.

Khi điều trị bất kỳ căn bệnh nào, kết hợp giữa sử dụng thuốc và chế độ luyện tập, dinh dưỡng luôn mang lại hiệu quả cao hơn dùng thuốc một mình. Vì vậy, khi mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.

- Ăn thực phẩm tốt cho đường ruột, chữa bệnh đường ruột.

- Bổ sung các thực phẩm hữu ích, thảo dược, chế phẩm sinh học.

- Thường xuyên tăng khả năng giải độc của cơ thể.

- Kiểm soát mức độ căng thẳng,…

Bạn cũng cần lưu ý những thực phẩm, những loại thuốc nào không được đưa vào cơ thể tránh tình trạng đối kháng với thuốc đang dùng và làm tình trạng bệnh thêm nặng. Đặc biệt, bạn nên thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc: thuốc kháng axit, sắt, sucralfate, thuốc kháng virus, thuốc bổ sung canxi, thuốc hạ cholesterol,… 

Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là một bệnh lý tuyến giáp tương đối phức tạp. Quá trình phát hiện bệnh và điều trị bệnh tương đối dài và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn cơ sở uy tín để thăm khám bệnh. Khi bạn đang gặp phải các biểu hiện của bệnh lý này hay muốn thăm khám để xem tình trạng sức khỏe của mình, hãy đến với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp