Nhân giáp 2 thùy là hiện tượng cả 2 thùy của tuyến giáp đều xuất hiện nhân, có thể là nhân độc hoặc không độc tùy tình trạng bệnh của từng người. Dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.
04/02/2020 | Các phương pháp xét nghiệm tuyến giáp phổ biến hiện nay 18/01/2020 | Ung thư tuyến giáp di căn có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 25/12/2019 | Xét nghiệm Anti - Tg giúp theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp
1. Thế nào là nhân giáp 2 thùy?
Tuyến giáp nằm ở ngay phía trước cổ, phía dưới sụn giáp, gồm có 2 thùy nối với nhau bằng eo giáp. Nhân giáp 2 thùy hiện tượng xuất hiện nhân ở cả 2 thùy của tuyến giáp. Đây là một dạng bướu cổ, nhân gồm 2 loại:
Nhân giáp 2 thùy là 2 thùy của tuyến giáp đều xuất hiện nhân
- Nhân không độc: nhân giáp không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
- Nhân độc: nhân giáp có khả năng sản xuất hormone hoàn toàn độc lập với tuyến giáp từ đó sinh ra bệnh cường giáp.
Bệnh nhân tuyến giáp 2 thùy đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày nên cơ thể không sản xuất đủ hormon tuyến giáp. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: viêm tuyến giáp, nhiễm virus.
2. Chẩn đoán và điều trị nhân giáp 2 thùy
2.1. Chẩn đoán
Đa phần các trường hợp bị nhân tuyến giáp 2 thùy đều được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ. Nhiều trường hợp do bệnh nhân soi gương thấy cổ to hơn nên đi khám. Thường thì việc chẩn đoán nhân giáp 2 thùy sẽ được thực hiện thông qua các biện pháp:
- Khai thác tiểu sử bệnh của bệnh nhân: bác sĩ sẽ hỏi người bệnh xem trong gia đình có ai bị bướu cổ hoặc mắc các bệnh lý tuyến giáp không; bệnh nhân có từng xạ trị đầu, cổ, ngực hay chưa.
- Khám thực thể cho người bệnh: bác sĩ sờ nắn cổ của người bệnh kiểm tra xem có u, cục gì không.
- Tiến hành xét nghiệm: siêu âm, sinh thiết, thử máu.
+ Siêu âm: mục đích nhằm xác định kích thước; số lượng nhân và đặc điểm của nhân giáp như: có vôi hóa không, thể lỏng hay rắn, bờ nhân, hình dạng, độ sáng.
Siêu âm giúp xác định kích thước nhân giáp
+ Xét nghiệm máu: mục đích của xét nghiệm này nhằm đo nồng độ hormone tuyến giáp và kích thích tuyến giáp để biết được chức năng tuyến giáp có điều gì bất thường hay không, nhân có độc hay không.
+ Sinh thiết: một lượng tế bào trong nhân tuyến giáp trên 1cm sẽ được lấy để làm xét nghiệm nhằm chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Với những trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư tuyến giáp hoặc từng bị phơi nhiễm phóng xạ thì chỉ cần kích thước nhân trên 0.5cm là đã có thể sinh thiết.
Kết quả sinh thiết có thể không đầy đủ với những trường hợp nhân tuyến giáp dạng nang, lúc làm FNA không lấy được nhiều tế bào nhân. Trường hợp này, tùy theo đánh giá mà có thể bác sĩ sẽ yêu cầu làm lại FNA lần 2 hoặc phẫu thuật.
2.2. Phương pháp điều trị nhân giáp 2 thùy
So với những trường hợp đơn nhân thì việc kiểm soát và điều trị cho bệnh nhân đa nhân 2 thùy tuyến giáp khó hơn rất nhiều. Để loại trừ nhân tuyến giáp tăng cường chức năng không nên bỏ qua định lượng hormone TSH trong máu. Tùy vào từng trường hợp nhân giáp lành hay ác tính mà phương pháp điều trị sẽ có sự khác nhau. Thường thì việc điều trị chủ yếu thông qua các cách sau:
- Điều trị nội khoa
Những trường hợp nhân giáp lành tính và có kích thước nhỏ thì có thể chưa phải điều trị hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (điều trị nội khoa). Sau khoảng 3 - 6 tháng bệnh nhân sẽ phải tái khám định kỳ, thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp theo lịch hẹn bác sĩ đã đưa ra trước đó. Nếu trong những lần khám này bác sĩ thấy kích thước khối u to hơn lúc đầu người bệnh sẽ được yêu cầu sinh thiết lại. Với trường hợp kích thước nhân lớn gây khó thở, khó nuốt, chèn ép, mất thẩm mỹ,… tùy trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu mổ.
- Phẫu thuật
Những trường hợp được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp hoặc nhân giáp 2 thùy ác tính sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Theo đó, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau khi đã phẫu thuật xong, tùy từng trường hợp sẽ điều trị bằng thuốc hormon giáp thay thế hoặc iod phóng xạ.
Nhìn chung, hầu hết nhân tuyến giáp lành tính đều phát triển, đặc biệt là nhân đặc; có khoảng 3% bệnh nhân nhân giáp 2 thùy lành tính có thể chuyển sang ác tính và ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy, theo dõi 89% nhân tuyến giáp trong 5 năm có tăng thể tích tối thiểu 15%; 6% nhân đặc có hoạt động khá cao, tiến triển hàng năm.
Điều đáng nói là ung thư tuyến giáp có tiên lượng rất tốt và có thể điều trị hiệu quả nên tốt nhất bệnh nhân cần thăm khám tuyến giáp định kỳ, thực hiện xét nghiệm cần thiết để biết được tốc độ tăng trưởng của nhân từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp, ngăn chặn biến chứng chèn ép các cơ quan lân cận.
Phẫu thuật điều trị loại bỏ nhân giáp 2 thùy ác tính
- Laser
Đây là phương pháp dùng năng lượng từ tia laser thông qua một kim truyền nhỏ để loại bỏ nhân từ bên trong.
Để dự phòng và phát hiện sớm bệnh nhân giáp 2 thùy mỗi người cần có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh; từ bỏ những thói quen tiêu cực không tốt cho sức khỏe như: uống rượu bia, hút thuốc lá,… và thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn đọc hình dung được rõ hơn về cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh nhân giáp 2 thùy. Bệnh lý này càng được phát hiện sớm càng dễ dàng điều trị khỏi, vì thế thăm khám định kỳ là việc làm cần thiết đối với bất kỳ ai. Khi cần tìm hiểu về dịch vụ xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ hơn.