Làn da của trẻ sơ sinh còn non nớt và rất nhạy cảm. Vì thế thường gặp các vấn đề về da như khô da, nứt nẻ, dễ bị bong tróc. Vậy để hạn chế tình trạng trên có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không?
08/12/2021 | Cho trẻ sơ sinh ăn bổ sung như thế nào trong thời kỳ ăn dặm 26/11/2021 | Lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh nguy hiểm ra sao? 10/10/2021 | Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử trí khi trẻ bị sốt
1. Trẻ sơ sinh bị bong tróc da do đâu?
Sau khi chào đời, việc thay đổi môi trường sống khiến em bé chưa kịp thích nghi. Điều này thể hiện rõ nhất ở làn da của bé, sau khi chào đời vài ngày, làn da của bé sẽ bắt đầu khô và dễ dàng bong tróc. Tuy nhiên, mẹ ko cần quá lo lắng, đây là điều bình thường mà bất kì trẻ nào đều gặp phải. Tình trạng bong tróc da có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên cơ thể như: lòng bàn tay, bàn chân,...
Bong tróc da là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh
Khi còn đang trong bụng mẹ, em bé được một lớp nhờn mỏng bao bọc, bảo vệ tránh cho nước ối tiếp xúc vào làn da mỏng manh của bé. Hơn nữa, độ ẩm ở bụng mẹ cũng cao hơn so với môi trường bên ngoài. Đến khi chào đời, lớp nhờn bảo vệ sẽ không còn nữa, sau một vài tuần sau da bé sẽ bắt đầu bong tróc. Đồng thời, số lượng da bong tróc còn phụ thuộc vào mỗi bé, bé sinh đủ tháng hay sinh non.
Ngoài ra, tình trạng bong tróc da ở trẻ sơ sinh còn có thể là do bé mắc bệnh chàm hoặc bệnh vảy cá.
Bệnh chàm:
Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng. Bệnh gây ra tình trạng bong tróc da, khô rát, ngứa ngáy, chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh hoặc có thể muộn hơn như trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm. Nhưng theo một vài suy đoán, nguyên nhân của bệnh có thể do da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng, mẩn đỏ đến từ chất tẩy rửa hoặc dầu gội đầu, sữa tắm,...
Bệnh vảy cá:
Khi mắc bệnh này, da bé sẽ bị khô, bong tróc hình thành nên những lớp vảy như vảy cá. Hầu hết các đối tượng mắc bệnh vay cá đều do yếu tố di truyền gây nên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa tìm ra cách điều trị dứt điểm bệnh vảy cá, để làm giảm các triệu chứng của bệnh, nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh.
2. Cách chăm sóc làn da của trẻ sơ sinh
Nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không. Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp với làn da bé. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hơn trong việc chăm sóc làn da mỏng manh của em bé.
Vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh cho trẻ là điều cần thiết để loại bỏ chất bẩn cũng như hạn chế các vấn đề về da như khô da, mẩn ngứa. Tuy nhiên, em bé không cần thiết phải tắm mỗi ngày, chỉ cần 2 ngày tắm 1 lần là được. Ngoài ra, số lần tắm không cố định, mà phụ thuộc vào thời tiết, độ ẩm,...
Trẻ sơ sinh chỉ cần 2 ngày tắm 1 lần
Lưu ý khi chọn kem dưỡng da, dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh
Vì làn da của bé rất nhạy cảm và mỏng manh, khi lựa chọn các loại dưỡng ẩm nên ưu tiên lựa chọn các loại có càng ít thành phần càng tốt, đặc biệt không chứa paraben, formaldehyde và nước hoa.
-
Dầu gội đầu: ưu tiên lựa chọn sản phẩm khi tiếp xúc với mắt không làm chảy nước mắt hoặc đỏ mắt.
-
Sữa rửa mặt: sản phẩm không chứa xà phòng, độ pH không quá cao để giữ lại độ ẩm trên da bé, tránh làm khô da.
-
Kem dưỡng ẩm: ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần thạch dầu mỏ, đây được xem là tiêu chuẩn để đánh giá kem dưỡng chất lượng phù hợp với trẻ sơ sinh. Thành phần này không những giúp cấp ẩm mà còn ngăn ngừa các vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh vảy cá, bệnh chàm.
-
Bột giặt: nên lựa chọn loại dung dịch, không có mùi thơm. Đặc biệt, cần tách riêng quần áo của bố mẹ và em bé, không nên giặt chung.
Thay tã lót cho trẻ thường xuyên
Mặc bỉm trong thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hăm tã. Chưa kể, khi mang tã bẩn khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, điều cần thiết là phải chú ý thay tã thường xuyên cho bé. Ngoài ra để hạn chế sự chà xát của tã lên mông bé, nên bôi một lớp dày kem dưỡng ẩm lên vùng da này.
Tã bẩn có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu
Dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh
Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày là điều cần thiết giúp da bé ẩm mịn, hạn chế tình trạng khô, bong tróc da. Đặc biệt, cần lưu ý rằng khi lựa chọn kem dưỡng cho bé cần lưu ý không nên sử dụng sản phẩm có hương thơm hoá học hoặc có thành phần gây kích ứng da. Nếu chắc chắn rằng bé có làn da khỏe mạnh, ít bị mẫn cảm thì không cần thiết phải sử dụng kem dưỡng ẩm.
Dưỡng ẩm da giúp ngăn chặn tình trạng khô da, bong tróc da ở trẻ sơ sinh
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời
Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi trong đó có chứa tia UV - nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da. Đặc biệt, làn da trẻ sơ sinh còn rất yếu rất dễ bị tia UV tấn công. Nếu phải ra ngoài nắng, mẹ có thể chọn và bôi kem chống nắng phù hợp cho bé. Nếu không am hiểu, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia da liễu trước khi bôi cho trẻ.
Có thể thấy rằng, làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và yếu ớt, rất dễ gặp phải các vấn đề về da như khô da, bong tróc da, bệnh chàm,... Vì thế, nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không, điều này là rất cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm vệ sinh cơ thể, chăm sóc da cho bé.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc làn da trẻ sơ sinh. Nếu còn vấn đề thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp.