Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa sẽ giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng như biến chứng.
20/10/2021 | Góc tư vấn: Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6? 11/10/2021 | Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid tăng đề kháng 18/06/2021 | Các món ăn bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng trong mùa dịch
1. Vì sao trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra còn các bệnh dị ứng và tiêu hóa. Nguyên nhân là do khí hậu và nhiệt độ thay đổi, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp. Sức đề kháng của trẻ nhỏ lại khá yếu, đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn, virus dễ xâm nhập hơn.
Trẻ dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi giao mùa
Ở nước ta, thời điểm giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch với không khí khô hanh dễ khiến trẻ mắc các bệnh như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chảy máu cam,… Ngoài ra, thời điểm này còn là thời gian phát triển mạnh mẽ của 3 chủng virus cúm A, B và C nên trẻ dễ ốm hơn.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong thời gian trước và khi giao mùa là cần thiết để trẻ có sức khỏe tốt giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế diễn biến nặng hoặc biến chứng bệnh.
Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn
2. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa
Việc tăng sức đề kháng cho trẻ cần thực hiện chủ động đặc biệt trước thời điểm giao mùa và tiếp tục duy trì trong năm mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả lâu dài mà cha mẹ có thể áp dụng cho con em mình.
2.1. Dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng cho trẻ
Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để trẻ phát triển nói chung và có sức đề kháng tốt nói riêng, mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và thức ăn với trẻ lớn hơn.
Đặc biệt trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, khi cho trẻ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm: chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Nên bổ sung thêm vitamin cho trẻ, trong đó Vitamin A và Vitamin C bổ sung trước khi giao mùa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
Bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Các loại Vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ có nhiều trong các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, đu đủ, khoai lang,… chứa nhiều Vitamin A hay cam, quýt, táo, lê chứa nhiều Vitamin C.
2.2. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Trẻ nên được học và giữ thói quen tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. Ngoài ra, trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước và sau bữa ăn hoặc sau khi chơi đùa tiếp xúc với nhiều vật dụng xung quanh.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế trẻ tiếp xúc và lây bệnh do các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập cơ thể như virus, vi khuẩn,…
Ngoài ra, đối với những trẻ lớn hơn từ 4 - 5 tuổi, cha mẹ nên chỉ cho trẻ cách tự súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày để vệ sinh cổ họng, sát khuẩn sạch sẽ. Mũi cũng cần được vệ sinh bằng dung dịch muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, có thể bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.
2.3. Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ hàng ngày.
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe và hệ miễn dịch
Trẻ ham chơi hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể thức muộn vào ban đêm, đây là thói quen không tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ nên ngủ trước 9 giờ tối, tạo điều kiện không khí thoáng mát, dễ chịu để trẻ ngủ sâu giấc qua đêm.
2.4. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Tiêm phòng là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ và các đối tượng có sức đề kháng yếu. Trẻ nên được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều so với trẻ không tiêm phòng, ngoài ra còn giảm nguy cơ biến chứng nặng khi đã mắc bệnh.
2.5. Giữ ấm cho trẻ
Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào khoảng tháng 9 ở nước ta là lúc những cơn gió lạnh mới xuất hiện. Nhiều trẻ ham chơi cảm thấy thích thú nên thoải mái chơi đùa hơn trong thời tiết này. Đây cũng là nguyên nhân nếu trẻ mặc không đủ ấm thì dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh hơn.
Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi ra ngoài, nhất là các bộ phận như ngực, cổ, bàn tay, bàn chân,… Cho trẻ mặc vừa đủ, nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh thường cho mặc nhiều lớp quần áo, dẫn đến khi trẻ vận động nhiều, mồ hôi sẽ khiến trẻ bị ốm.
Hãy giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài để ngừa nhiễm lạnh và bệnh đường hô hấp
Do đó, hãy luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài hoặc tới nơi đông người, đồng thời hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn và các biện pháp an toàn khác. Cha mẹ và người chăm sóc cũng cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, tránh tiếp xúc gần với trẻ khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc hàng ngày, hệ miễn dịch của trẻ yếu nên nguy cơ biến chứng nặng cao hơn nên cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận chăm sóc trẻ trong thời gian giao mùa mỗi năm.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa khá đơn giản, cha mẹ nào cũng có thể áp dụng để phòng bệnh viêm đường hô hấp và các bệnh thường gặp.
Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.