Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách | Medlatec

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách

Nhồi máu cơ tim đang cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Nguyên nhân do bệnh diễn tiến rất nhanh, hầu hết bản thân bệnh nhân và người thân không có đủ kiến thức để xử lý đúng cách. Vì thế, tìm hiểu cách sơ cứu nhồi máu cơ tim là cần thiết với mỗi người, nhất là bản thân hoặc gia đình có người già mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…


25/12/2020 | 4 xét nghiệm nhồi máu cơ tim cơ bản và phổ biến nhất hiện nay
20/07/2020 | Nhồi máu cơ tim và những thông tin y khoa hữu ích
24/05/2020 | Xét nghiệm Troponin giúp ích gì trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim

1. Đặc điểm cơn nhồi máu cơ tim

Để máu mang dinh dưỡng, năng lượng và oxy đi nuôi từng tế bào trên cơ thể thì tim và hệ mạch đóng vai trò quan trọng. Muốn thực hiện được chức năng bơm máu, tế bào cơ tim cũng cần nuôi dưỡng nhờ động mạch vành (gồm 2 nhánh là động mạch vành trái và động mạch vành phải). Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch nuôi tim này bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, nguyên nhân do xơ vữa, hẹp mạch máu hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông.

sơ cứu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim rất dễ nhận biết bởi bệnh có các triệu chứng đặc trưng

Đây là hậu quả của một quá trình lâu dài, khi các mảng xơ vữa tạo thành từ cholesterol và chất thải trong máu tích tụ dần dần ngày càng nhiều ở thành mạch. Đến một mức độ, các mảng xơ vữa này nứt ra, kết hợp với tiểu cầu hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Do đó, máu không thể lưu thông đến tim.

Những tế bào cơ tim không được nhận năng lượng và oxy sẽ gây gây nhồi máu cơ tim. Nếu không tái thông kịp thời, các tế bào cơ tim sẽ hoại tử. Thực tế nhồi máu cơ tim không khởi phát đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, song hầu hết người bệnh chủ quan, bỏ mặc bệnh hoặc không biết.

Hầu hết người bệnh có dấu hiệu trước khi cơn nhồi máu cơ tim thực sự xuất hiện

Hầu hết người bệnh có dấu hiệu trước khi cơn nhồi máu cơ tim thực sự xuất hiện

Trước khi cơn nhồi máu cơ tim thực sự xuất hiện, người bệnh thường có một vài triệu chứng sớm trước vài tuần hoặc vài tháng như:

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực như ai bóp nghẹt, đè nặng thường xuất hiện từng cơn, đây là dấu hiệu rất điển hình của bệnh mạch vành. Tuy nhiên 1 số bệnh nhân cho biết, họ bị đau nhói, bỏng rát như kim châm.

Cơn đau thường xuất hiện và kéo dài tối đa 20 phút, khởi phát ở giữa ngực và đau có thể lan sang vùng cánh tay, cổ. Đau ngực cảnh báo này thường xuất hiện nhiều lần trước khi nhồi máu cơ tim thực sự xảy ra.

Mệt mỏi

Do tình trạng giảm máu nuôi cơ tim nên chức năng tim cũng bị suy giảm phần nào. Gần như tất cả bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim được cứu sống đều cho biết, họ cảm thấy mệt mỏi thấy rõ không biết nguyên nhân, đặc biệt là vài ngày trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Buồn nôn, nôn, ợ nóng

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa này xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới, nó cũng cảnh báo nguy cơ cơn nhồi máu cơ tim cấp song cần kết hợp với 2 triệu chứng điển hình trên.

Khó thở

Khó thở không xảy ra độc lập mà cùng lúc hoặc xảy ra trước cơn đau thắt ngực cảnh báo nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng khó thở do nhồi máu cơ tim có thể khiến bệnh nhân tử vong

 Triệu chứng khó thở do nhồi máu cơ tim có thể khiến bệnh nhân tử vong

Triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng thường gặp hơn, người bệnh cũng có thể bị toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, bồi hồi, lo lắng quá mức,…

2. Hướng dẫn cách sơ cứu nhồi máu cơ tim

Trong sơ cứu nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc người bệnh có được cứu sống không và nếu được cứu sống, biến chứng có nặng nề không. Đây là trường hợp khẩn cấp nên đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh, đánh giá tình trạng bệnh và gọi cấp cứu. 

Trong thời gian chờ cấp cứu đến, bạn thực hiện các thao tác sơ cứu cơ bản đúng kỹ thuật để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. 

2.1. Nếu bạn là người bệnh

Ngay khi phát hiện triệu chứng bắt đầu của cơn nhồi máu cơ tim, hãy dừng ngay công việc đang thực hiện, ngồi xuống nghỉ ngơi với tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gối co và nằm nghiêng. 

Cùng với đó, hãy cố gắng hít thở sâu, từ từ để nhịp tim ổn định. Việc mặc áo chật hoặc quá dày có thể khiến bạn khó thở hơn, hãy cởi bớt áo khoác và nới rộng cà vạt, khăn quàng cổ. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thì nên uống liều thuốc trị đau ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu cơn nhồi máu cơ tim có dấu hiệu nặng¸ không thuyên giảm dù nghỉ ngơi và sử dụng thuốc thì nên thông báo cho người xung quanh biết về tình trạng bệnh. Nếu có, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe cụ thể về triệu chứng và mức độ bệnh.

Bệnh nhân bệnh tim thường luôn mang theo thuốc điều trị

Bệnh nhân bệnh tim thường luôn mang theo thuốc điều trị

2.2. Nếu người xung quanh

Nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng vẫn còn tỉnh táo thì hãy giúp đỡ người bệnh ngồi xuống hoặc nằm theo tư thế nghỉ ngơi. Cùng với đó, trấn an người bệnh nhẹ nhàng, không hỏi quá nhiều và hướng dẫn họ hít thở sâu. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và được chỉ định thuốc chữa đau ngực, hãy giúp đỡ họ dùng thuốc.

Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, sơ cứu là cần thiết song kỹ thuật này tương đối khó. Hãy tìm đến nhân viên y tế đã được hướng dẫn hoặc chờ cấp cứu đến nếu bạn không nắm rõ kỹ thuật:

Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực

  • Đầu tiên, bệnh nhân được đặt nằm thẳng trên bề mặt cứng.

  • Người thực hiện quỳ gối gần người bệnh, chồng 2 tay lên và ép lực mạnh vào vùng trước tim rồi nới lỏng tay.

  • Thực hiện động tác lặp lại 60 lần/phút để thúc đẩy co bóp tim.

Cấp cứu hô hấp nhân tạo

  • Phương pháp cấp cứu này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, hỗ trợ thở cho các trường hợp ngừng tim, ngừng thở ngắn. 

  • Đầu tiên, đặt bệnh nhân nằm thẳng ở nơi thoáng, nới rộng quần áo và kiểm tra, loại bỏ dị vật trong miệng.

  • Dùng vật kê cao đầu bệnh nhân, tư thế hơi ngửa ra sau.

  • Dùng tay bịt mũi người bệnh, dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Lặp lại nhiều lần cho đến khi người bệnh lấy lại nhịp thở bình thường.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách giúp cứu sống người bệnh

Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách giúp cứu sống người bệnh

Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách không những giúp người bệnh thoát khỏi cơn nguy hiểm mà còn giảm tối đa biến chứng sức khỏe sau đó. Bệnh nhân dù được sơ cứu song vẫn cần đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. Những nguy cơ tiềm ẩn không được phát hiện và phòng ngừa có thể khiến nhồi máu cơ tim tái phát và nguy hiểm hơn.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp