Bong gân chân có thể do nhiều nguyên nhân như luyện tập thể thao, chạy bộ, di chuyển sai tư thế,… Tùy vào mức độ tổn thương mà bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc phải tới cơ sở y tế khám và điều trị.
02/08/2020 | Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân như thế nào thì an toàn? 03/06/2020 | Bong gân cổ chân: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn
1. Tìm hiểu chung về chứng bong gân chân
Bong gân thường gặp nhất là vùng gân cổ chân do khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các lực tác động bên ngoài cũng như tư thế di chuyển. Chấn thương này xảy ra do cơ bị kéo giãn quá mức khiến dây chằng tại khớp cổ chân cũng bị tổn thương, gân có thể đứt một phần hoặc hoàn toàn.
Bong gân cổ chân là chấn thương rất thường gặp
1.1. Nhận biết dấu hiệu bong gân chân
Có nhiều tổn thương chân có thể xảy ra do hoạt động hoặc đi lại quá nhiều, sai tư thế nên cần nhận biết đúng là bong gân hay vấn đề khác để xử trí, điều trị đúng cách. Khi bị bong gân chân, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:
- Sưng cổ chân, khó gập lại.
- Nghe tiếng trật chân, nếu chú ý có thể có cảm giác bị rách vào thời điểm chấn thương.
- Đau đớn, khó khăn khi đi lại hoặc cử động cổ chân.
- Nếu tổn thương nặng đến mạch máu và dây thần kinh, người bệnh còn bị tê, liệt bàn chân.
1.2. Đối tượng nguy cơ
Đối tượng thường bị bong gân ở chân là những người thường xuyên đi giày cao gót hoặc người chơi bóng rổ, bóng đá,… và các môn thể thao dùng nhiều lực chân. Ngoài ra, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị bong gân ở chân:
Đi giày cao gót cũng có thể gây bong gân chân
- Đi bộ, chạy nhảy trên bề mặt không bằng phẳng.
- Đi giày thể thao không vừa chân, không phù hợp.
- Người từng bị bong gân có nguy cơ tái phát cao hơn khi gặp chấn thương khác hoặc tương tự.
1.3. Chẩn đoán
Đa phần bong gân ở chân dễ dàng được chẩn đoán qua triệu chứng bệnh sau chấn thương như: đau khớp cổ chân, giảm hoặc mất vận động, sưng nề, bầm tím khớp cổ chân,… Song để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương, vị trí tổn thương để điều trị thì các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ hỗ trợ:
Chụp X-quang
Giúp quan sát cấu trúc xương và khớp,…
Chụp MRI
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này chi tiết và rõ nét hơn, vì thế thường chỉ định trong chẩn đoán trường hợp tổn thương dây chằng mức độ nặng hoặc tổn thương sụn khớp, mô mềm,…
1.4. Phân mức độ bong gân chân
Dựa trên mức độ tổn thương dây chằng có thể phân thành các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng để điều trị, chăm sóc tốt hơn.
Độ 1
Bệnh nhân bong gân chân độ 1 chỉ bị đau và phù nề nhẹ quanh mắt cá chân. Ở mức độ này, dây chằng chỉ bị kéo giãn nhẹ và tổn thương cũng chỉ xuất hiện ở mức độ vi thể.
Độ 2
Khi lực tổn thương mạnh, dây chằng không chỉ bị tổn thương vi thể mà còn bị đứt một phần. Người bệnh có triệu chứng đau, sưng nề quanh khớp, mất cảm giác vững chãi.
Bệnh nhân bong gân chân độ 1 chỉ bị đau và phù nề nhẹ quanh mắt cá chân
Độ 3
Đây là mức độ nguy hiểm nhất khi dây chằng bị đứt hoàn toàn. Ngoài ra quanh khớp cổ chân còn có tình trạng sưng nề, bầm tím nghiêm trọng. Thăm khám thấy khớp cổ chân lỏng lẻo, mất vững.
2. Xử trí thế nào khi bị bong gân chân?
Trước hết dựa vào dấu hiệu và cơn đau, người bệnh cần xác định mình bị bong gân chân mức độ nào. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy xử trí ban đầu rồi sau đó tới cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể hơn.
Dưới đây là những việc làm cần thực hiện ngay sau khi bị bong gân chân:
Chườm đá
Nên chườm đá qua 1 lớp vải hoặc nước đá lạnh tại vị trí bị bong gân, sưng nề và đau đớn. Nên chườm lạnh từ 20 - 30 phút mỗi lần, mỗi ngày 3 - 4 lần. Mức độ đau đớn và sưng nề sẽ giảm đi nhanh chóng.
Nghỉ ngơi
Người bệnh bị bong gân chân cần dừng ngay hoạt động thể thao hoặc công việc cần đi lại, vận động chân. Điều này giúp chân bị chấn thương được phục hồi, giảm bớt cơn đau và chấn thương nặng hơn.
Người bệnh bị bong gân chân cần dừng ngay hoạt động thể thao hoặc công việc cần đi lại, vận động chân
Dùng băng ép
Để cố định chân giữ nguyên vị trí và gân bị tổn thương, bong gân và sưng đau có thời gian phục hồi, bệnh nhân có thể dùng băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân. Nếu nặng hơn, dùng thanh nẹp cổ chân hoặc nạng để di chuyển sẽ cần thiết.
Dùng thuốc
Nếu bong gân chân gây đau đớn quá mức, ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe thì người bệnh có thể tham khảo y kiến bác sĩ. Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, giảm phù nề, chống viêm,…
Kê cao chân
Nên kê cao chân hơn tim trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương bong gân để giảm áp lực cho chân, giúp phục hồi nhanh chóng hơn.
Hầu hết trường hợp bong gân chân nhẹ sẽ tự giảm triệu chứng và tự khỏi sau một vài ngày chăm sóc, nghỉ ngơi tốt. Tuy nhiên nên tập vận động dần dần, đúng tư thế để giúp chân linh hoạt hơn, nhanh phục hồi hoàn toàn hơn.
Khi bong gân chân mức độ vừa trở lên, sau những cách xử lý giảm đau cấp tốc như chườm đá, kê cao chân trên thì bệnh nhân cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra. Các trường hợp nặng, tích dịch đi kèm với mảnh xương vỡ thì bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật.
3. Một số lưu ý trong chăm sóc và điều trị bong gân
Dân gian có rất nhiều bí quyết giúp xử trí nhanh chóng các trường hợp bị tổn thương bong gân và không ít người đã áp dụng. Tuy nhiên trong đó không ít cách xử lý được lưu truyền không thích hợp, dễ khiến tổn thương nặng nề hơn như: dùng rượu, cao nóng xoa vào nơi bị tổn thương. Các chất gây nóng này có thể khiến máu chảy nhanh hơn, gân sưng khó phục hồi hơn.
Hầu hết trường hợp bong gân chân nhẹ sẽ tự giảm triệu chứng và tự khỏi sau một vài ngày chăm sóc, nghỉ ngơi tốt
Các chất gây nóng này chỉ thích hợp bôi trong trường hợp bị gãy xương vì sẽ giúp tăng tiết dịch, làm lành nhanh tổn thương xương.
Một số cách sau sẽ giúp kiểm soát, phòng ngừa chứng bong gân chân hiệu quả bao gồm:
-
Giảm cân.
-
Đeo miếng bảo vệ cổ chân khi chơi thể thao.
-
Dùng thuốc và nạng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng xương khớp và dây chằng.
Bong gân chân nói chung là chấn thương thường gặp phải ở những người phải hoạt động cổ chân nhiều hoặc hoạt động quá mức hoặc do chấn thương bên ngoài tác động. Việc điều trị bệnh bong gân chân không khó khăn, song cần kiên trì và nghiêm túc trong kiêng khem để phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.