Nấm da đầu gây ra tình trạng ngứa, nổi nhiều gàu, rụng tóc, da đầu tróc vảy,… không những gây khó chịu cho người bệnh mà còn khiến họ mất tự tin, e ngại trong giao tiếp và cuộc sống. Thực tế có rất nhiều tác nhân gây nấm da đầu, cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có cách điều trị nấm da đầu triệt để hiệu quả.
05/11/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị dứt điểm nấm kẽ chân 24/10/2020 | Nấm móng tay: nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả 09/05/2020 | Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách chữa trị triệt để
1. Nấm da đầu do nguyên nhân nào?
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm gây ra, phổ biến là nấm loài Trichophyton và Microsporum. Bệnh xảy ra ở bất cứ lứa tuổi này, khi người lành nhiễm nấm từ người bệnh hoặc từ môi trường. Đặc điểm của bệnh là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vùng da đầu, nặng hơn sẽ gây viêm nặng, nhiễm trùng, rụng tóc,… Vùng da nhiễm trùng do nấm có thể để lại sẹo vĩnh viễn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nấm da đầu là bệnh lý khá phổ biến
Mỗi loại nấm gây nấm da đầu và cách điều trị khác nhau. Do đó cần phân biệt từng loại để có cách chữa hiệu quả:
1.1. Nấm da đầu do Trichophyton
Ban đầu, vùng da đầu người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ, nằm rải rác. Những mảng da đầu tổn thương, có vảy móc và tóc lành xen kẽ tóc gãy xuất hiện ngày càng nhiều.
Khi tổn thương lành, vảy bong ra trở thành mảng hói tạm thời.
1.2. Nấm da đầu do Trichosporon và Pierdraiahortai
Nấm da đầu do 2 loại nấm này gây ra còn gọi là bệnh tóc hột, nguyên nhân do triệu chứng đặc trưng là trên các thân tóc (cách gốc khoảng 2 - 3 cm) có những hạt tròn mềm, màu nâu hoặc đen giống như trứng chấy. Khác với nấm da đầu do Trichophyton, người bệnh không rụng tóc do nấm chỉ phát triển ở thân tóc, tình trạng ngứa cũng không nhiều.
Người bệnh có thể nhiễm nấm từ vật nuôi
Không chỉ người, chó, mèo, các loại súc vật cũng có thể mắc chủng nấm này và dễ dàng lây nhiễm chéo qua da và tiếp xúc gần. Bệnh tóc hột thường xuất hiện ở những người vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với chó mèo mắc bệnh.
Dựa trên triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm như soi mảng vảy da đầu hoặc chấn bám trên tóc, bác sĩ có thể phân biệt được chủng nấm gây bệnh, từ đó có cách điều trị nấm da đầu phù hợp.
2. Cách điều trị nấm da đầu hiệu quả
Hầu hết các trường hợp nấm da đầu đều nhẹ và dễ điều trị, người bệnh chỉ cần sử dụng dầu gội chứa Nizoral hoặc Sulfide Selenium sẽ mang lại kết quả tốt.
Gội đầu hàng ngày sẽ giảm tình trạng rụng tóc. Vùng tóc bị nấm nên được cắt bỏ để bôi thuốc được thuận tiện hơn.
Nặng hơn nếu nấm da đầu xuất hiện bội nhiễm, cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ kết hợp với kháng sinh toàn thân nếu cần thiết.
Nhiễm nấm nặng cần dùng thuốc sát khuẩn trị nấm kết hợp với kháng sinh
Sử dụng thuốc trị nấm
Với trị nấm da đầu, thuốc uống chống nấm được ưu tiên hơn bởi bệnh nhân phải cắt bỏ tóc vùng da đầu mắc bệnh mới dùng được thuốc bôi trị nấm da đầu tại chỗ, hơn nữa hiệu quả cũng không cao. Thuốc uống chống nấm da đầu thường được sử dụng như: Griseofulvin, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,…
Griseofulvin được chỉ định điều trị trong 6 - 8 tuần, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, nên dùng trong bữa ăn nhiều chất béo để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Thời gian sử dụng thuốc Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine ngắn hơn, chỉ từ 2 - 4 tuần và cũng có thể gây đau bụng cho trẻ em. Người bệnh nấm da đầu do Microsporum điều trị bằng Griseofulvin sẽ hiệu quả hơn, còn nấm Trichophyton sẽ được loại bỏ tốt hơn bằng Terbinafine. Nặng hơn nếu nấm da đầu xuất hiện bội nhiễm, cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ kết hợp với kháng sinh toàn thân nếu cần thiết.
Ngoài ra, để hạn chế bệnh phát triển, ngoài nấm da đầu và cách chữa, dưới đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng:
Giữ vệ sinh sạch sẽ da đầu
Đặc biệt trong thời tiết nóng bức, người bệnh cần lưu ý giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ, nhất là trong môi trường ký túc xá, trường học, nhà trẻ,… để tránh lây lan. Gội đầu sạch hàng ngày sẽ giúp hạn chế rụng tóc, lưu ý xả nước sạch nhiều lần, không cào gãi mạnh làm xước da đầu. Giữ tóc luôn sạch sẽ, khô ráo, làm khô tóc ngay sau khi gội hoặc đi mưa sẽ ngăn ngừa nấm phát triển.
Tóc ẩm là môi trường để nấm da đầu phát triển
Không đội mũ quá chật
Việc đội mũ, nhất là mũ chật trong thời gian dài sẽ tạo môi trường ẩm thuận lợi cho nấm phát triển, vì thế người mắc bệnh không nên có thói quen này.
Khám và điều trị sớm
Nấm da đầu không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên cần đi khám sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan rộng rãi và chữa triệt để.
Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh
Vật nuôi có thể nguồn nhiễm nấm da đầu của bạn, nên nếu thấy trên da, lông vật nuôi xuất hiện các triệu chứng bong vảy, rụng lông, viêm đỏ,… thì cần sớm đưa vật nuôi đi bác sĩ thú y kiểm tra. Vật nuôi nhiễm bệnh cần được điều trị và cách ly xa, tránh truyền nhiễm cho bạn và những người khác trong gia đình.
Không dùng chung vật dụng cá nhân
Không nên dùng chung khăn lau, mũ đội đầu, lược chải tóc với người khác, nhất là người nhiễm nấm hoặc có biểu hiện nhiễm nấm.
Tuyệt đối không cào, gãi mạnh da đầu
Đặc trưng của nấm da đầu là gây cảm giác ngứa, khó chịu nên người bệnh khó kiềm chế muốn gãi, cào. Song hành động này càng khiến gàu xuất hiện nhiều hơn, nấm theo tay lan rộng ra các vùng da khác. Hơn nữa vùng da đầu bị tổn thương có thể viêm nhiễm nặng gây đau đớn, cần điều trị lâu hơn.
Gãi càng làm da đầu tổn thương nặng hơn
Để phòng ngừa nấm da đầu cũng như các bệnh lý khác, bạn nên thực hiện chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Như vậy, cách điều trị nấm da đầu không quá phức tạp, tuy nhiên cần điều trị sớm và tích cực để hạn chế lây lan bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu kéo dài rất lâu và tái phát nhiều lần do không điều trị dứt điểm, để bệnh kéo dài gây khó chịu và mất thẩm mỹ.