Bác sĩ hướng dẫn bổ sung DHA cho trẻ đúng để đạt hiệu quả cao | Medlatec

Bác sĩ hướng dẫn bổ sung DHA cho trẻ đúng để đạt hiệu quả cao

DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và mắt ở trẻ nhỏ, vì thế nó có rất nhiều trong các chế phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm là cách an toàn và hiệu quả nhất.


02/12/2020 | DHA và EPA có giống nhau không và nên bổ sung như thế nào?
01/12/2020 | Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
23/11/2020 | Bà bầu bị tê chân tay: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

1. Trẻ sơ sinh có cần bổ sung DHA không?

Tên đầy đủ của DHA là Docosa-Hexaenoic-acid, đây là một loại acid béo Omega-3, chiếm đến 15 - 20% thành phần tạo nên não bộ con người. Omega-3 vẫn được biết là chất béo tốt cho mắt, cụ thể DHA cấu tạo nên 50 - 60% võng mạc mắt.

bổ sung dha cho trẻ

 DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong giai đoạn phát triển, bổ sung DHA cho bé thiếu thì chỉ số thông minh IQ thấp. Hơn nữa trẻ cũng dễ mắc các bệnh về mắt hơn khi trưởng thành.

Như vậy với trẻ nhỏ, DHA không thể thiếu cho việc cấu tạo hoàn thiện và phát triển chức năng của não bộ và mắt. Bổ sung DHA cho Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non được các chuyên gia khuyến khích bởi hai đối tượng này chưa đủ khả năng chuyển hóa tiếp nhận DHA từ thực phẩm hay sữa mẹ.

Nếu trẻ bú mẹ thì trong sữa mẹ đã có đủ hàm lượng DHA cần thiết cho bé. Nhu cầu DHA của trẻ sơ sinh là 17mg trong 100 kcal, tương đương với 200mg DHA mỗi ngày. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu tiên của cuộc đời là cách bổ sung DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ uống sữa ngoài thì nên chọn loại có bổ sung DHA.

Trẻ sơ sinh được cung cấp đủ DHA từ sữa mẹ

Trẻ sơ sinh được cung cấp đủ DHA từ sữa mẹ

2. Hướng dẫn Bổ sung DHA cho trẻ

2.1. Cách bổ sung DHA cho bé

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung DHA hoàn toàn từ sữa mẹ, trong trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được mới cần đến nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung. 

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là giai đoạn 1 - 6 tuổi khi trí não đang phát triển mạnh mẽ thì DHA rất quan trọng. Trẻ lớn hơn bắt đầu vào giai đoạn học tập, não bộ cũng cần hoạt động nhiều để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức mới, sáng tạo để học hỏi và suy nghĩ. Hơn nữa, bổ sung DHA cho trẻ còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng mắt.

Nguồn bổ sung acid béo này của trẻ sẽ là những thực phẩm chứa nhiều DHA như: dầu cá, cá, thủy hải sản,… Trẻ cần được ăn những loại thực phẩm này hàng ngày để đảm bảo hấp thu đủ lượng và đều đặn. Bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng là lựa chọn thứ 2 khi trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng thực phẩm.

2.2. Những thực phẩm giàu DHA

Trẻ sẽ nhận được nguồn DHA lớn từ những thực phẩm sau:

Cá béo các loại

Cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

 Cá hồi rất giàu Omega-3

 Cá hồi rất giàu Omega-3

Lòng đỏ trứng gà

Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất, không nên ăn trứng lòng đào hay trứng đánh bông.

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,… trong bữa ăn phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và não bộ. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, cung cấp từ nguồn sữa hạt giúp trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.

Rau xanh

Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải xoong, bí ngô, bắp cải,… rất giàu DHA cho trẻ. Cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.3. Thời điểm bổ sung DHA thích hợp nhất

Buổi sáng thức dậy là lúc cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng nhất, các cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cũng hoạt động tốt nhất, vì thế cha mẹ nên bổ sung DHA trong thời điểm này. Bữa ăn nhẹ buổi sáng cung cấp DHA nên có những thực phẩm giàu chất béo này như cá, bơ, trứng, sữa, dầu ô liu,…

Bên cạnh đó vào buổi tối, bổ sung lượng DHA cần thiết sẽ giúp cả trẻ lẫn người trưởng thành có giấc ngủ tốt hơn, chuẩn bị năng lượng tốt hơn cho ngày mới. Tuy nhiên đây không phải là thời điểm bổ sung lượng lớn như bữa sáng vì có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ.

3. Lưu ý cần biết khi dùng viên uống bổ sung DHA cho trẻ em

Sử dụng viên uống bổ sung DHA cho trẻ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và thông tin trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc kéo dài hơn thời gian quy định. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển chức năng các cơ quan, ảnh hưởng từ thuốc và thực phẩm chức năng sẽ nặng nề và khó khắc phục hơn, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.

Rất ít trường hợp trẻ nhỏ gặp tác dụng phụ khi dùng viên uống bổ sung DHA, tuy nhiên dị ứng có thể xảy ra và cần được xử lý tốt. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng viên uống DHA như: khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, nhịp tim không đều, đau thắt ngực, phát ban, cổ họng sốt ớn lạnh,…

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung DHA cho trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, suy giảm tuyến giáp, bệnh gan,… Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung DHA.

Bảo quản DHA cần giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao. Bảo quản viên uống DHA ở phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh có thể gây biến đổi thành phần, không tốt cho trẻ. Mặc dù là thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ nhưng cha mẹ cần giữ lọ đựng, tránh trẻ tự lấy sử dụng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách.

Trẻ được bổ sung đủ DHA sẽ giúp trí não phát triển tốt hơn

Trẻ được bổ sung đủ DHA sẽ giúp trí não phát triển tốt hơn

Như vậy, DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng, ngoài nguồn bổ sung sữa mẹ, thực phẩm hàng ngày và các thực phẩm chức năng bổ sung khác là cần thiết. Cha mẹ đừng quên bổ sung DHA cho trẻ đầy đủ để trẻ có sức khỏe, trí thông minh tốt nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp