Dầu cá là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hoạt động của não, mắt và tim, tuy nhiên cần đảm bảo uống đúng cách, đủ liều lượng, đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
05/07/2020 | Khám phá những điều thú vị về Omega 3 không phải ai cũng biết 17/05/2020 | Công dụng của dầu cá và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả
1. Dầu cá chứa những dưỡng chất nào?
Dầu cá chỉ chung cho các loại dầu trong cá hoặc thực phẩm chức năng, chứa nhiều acid béo omega - 3 và có thể kết hợp với Vitamin, khoáng chất khác. Các loại dầu cá giàu acid béo được ưa chuộng gồm: cá thu, cá hồi, cá tầm, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá mòi,… Vì thế các thực phẩm chức năng bổ sung dầu cá cũng làm từ các loại cá này.
Dầu cá chứa rất nhiều acid béo omega-3
Cơ thể không tự sản xuất được omega 3 nên cần bổ sung từ nguồn thực phẩm, trong đó có dầu cá. Trong dầu cá chứa 2 loại omega-3 là DHA và EPA. Các chất bổ sung dầu cá còn được kết hợp với sắt, Canxi, Vitamin A, B, C hoặc D. Vitamin E thường chứa hàm lượng rất ít trong dầu cá vì dễ khiến thuốc nhanh hỏng.
Omega 3 và dầu cá nói chung được sử dụng trong rất nhiều tình trạng sức khỏe, thường liên quan đến tim, hệ thống máu và sức khỏe mắt. Nhiều người coi dầu cá là thực phẩm chức năng tốt, có thể bổ sung hàng ngày trong thời gian dài để tăng cường sức khỏe nói chung song nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng, thời điểm dùng tốt nhất.
2. Liều dùng dầu cá khoa học cho từng đối tượng
Chúng ta thường nghe và cũng thường sử dụng dầu cá, tuy nhiên rất ít người biết uống đúng cách.
2.1. Với người trưởng thành
Mỗi người trưởng thành nên dùng ít nhất 250 miligam hỗn hợp omega-3 mỗi ngày. Về giới hạn an toàn, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu khuyến cáo, liều an toàn dùng hàng ngày là 5.000 mg. Tuy nhiên trong chế độ ăn uống hàng ngày, một số loại thực phẩm cũng cung cấp omega-3 cho cơ thể như: dầu đậu nành, quả óc chó, hạt lanh,…
Cần bổ sung lượng dầu cá vừa đủ để đạt lợi ích sức khỏe
Dầu cá có hai dạng bào chế là dạng lỏng và viêm nang, thông tin hướng dẫn ở vỏ sản phẩm sẽ khi định lượng omega-3 nói chung và EPA, DHA cung cấp nói riêng. Thông thường, 1.000mg dầu cá chứa khoảng 300mg omega-3 cả 2 loại. Như vậy, mỗi ngày người lớn nên tiêu thụ tối đa 3.000mg dầu cá.
2.2. Liều dụng dầu cá với bệnh nhân tim mạch
Bệnh nhân mắc bệnh tim được khuyến cáo nên sử dụng omega-3 hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra, những người dùng kết hợp EPA và DHA 850mg mỗi ngày trong 3,5 năm đã giảm tới 25% các cơn đau tim và 45% tử vong do cơn đau tim, đột quỵ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra định mức nên sử dụng với bệnh nhân mắc bệnh tim là 1.000mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày.
2.3. Liều dùng với bệnh nhân ung thư
Sử dụng acid béo omega-3 có ảnh hưởng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên mối quan hệ chưa được chỉ ra rõ ràng, vì thế bạn có thể dùng theo liều dùng thông thường để phòng bệnh. Với bệnh nhân đang điều trị, sử dụng dầu cá theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ em nên dùng dầu cá với liều lượng thấp hơn
Cha mẹ thường cho trẻ sử dụng dầu cá từ sớm để tăng cường sức khỏe mắt, não và tim mạch. Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung 50 - 100mg omega-3 mỗi ngày. Bên cạnh đó, kết hợp bổ sung EPA và DHA. Cha mẹ có thể quy đổi lượng omega-3 sang lượng dầu cá sử dụng thích hợp dựa trên hàm lượng ghi tại bao bì.
2.5. Liều dùng dầu cá cho phụ nữ mang thai
Acid béo omega-3 có nhiều trong dầu cá, đặc biệt là DHA có ảnh hưởng lớn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Về liều lượng sử dụng, phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú nên bổ sung thêm 200mg DHA ngoài liều lượng sử dụng thường xuyên.
2.6. Liều dùng dầu cá với bệnh nhân trầm cảm, lo âu
Sử dụng omega-3 liều cao được chứng minh giúp giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm, kể cả các trường hợp rối loạn tâm thần. Liều được khuyến cáo dao động từ 200 - 2.200 mg mỗi ngày, có thể ưu tiên bổ sung EPA cao hơn nếu bị rối loạn tâm thần.
Nhìn chung, dầu cá an toàn với hầu hết mọi người, kể cả người bệnh đang điều trị, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu sử dụng liều cao có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dùng dầu cá
3. Dùng dầu cá quá nhiều có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù dầu cá rất tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng thường xuyên song với một số trường hợp quá mẫn cảm hoặc dùng quá liều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Hôi miệng, có mùi tanh.
- Buồn nôn.
- Phát ban.
- Phân lỏng.
- Ợ nóng.
- Khó tiêu.
Nếu các tác dụng phụ này thường xuyên xảy ra với mức độ nghiêm trọng, hãy ngưng sử dụng dầu cá và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc thay đổi loại sản phẩm dầu cá phù hợp sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
Tiêu thụ quá mức dầu cá nói riêng và omega-3 nói chung còn có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng sức khỏe khác khó có thể nhận biết như:
Tăng đường huyết: Bổ sung omega-3 cao có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Chảy máu: Tiêu thụ dầu cá dư thừa làm tăng nguy cơ chảy máu cam, chảy máu nướu. Do đó trước khi phẫu thuật, bệnh nhân nên ngưng sử dụng dầu cá.
Hạ huyết áp: Omega-3 dư thừa trong dầu cá có thể gây hạ huyết áp ở người sử dụng, nhất là những người huyết áp cao hoặc cholesterol cao.
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng dầu cá
Tiêu chảy: Nhiều người dùng dầu cá gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng,…
Mất ngủ: Mặc dù dầu cá giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ song tiêu thụ quá mức lại cản trở giấc ngủ, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.
Như vậy, sử dụng dầu cá đúng cách, đúng liều lượng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu cần tư vấn thêm, hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.