Rửa mũi là là cách rất hiệu quả để vệ sinh mũi xoang khi có dấu hiệu cảm cúm, viêm mũi. Tuy nhiên, bạn đã biết nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả chưa? Nếu sử dụng sai cách, nước rửa mũi có thể gây hại cho chính sức khỏe của bạn.
20/05/2021 | Nguyên nhân gây khô mũi và những lưu ý khi điều trị 11/05/2021 | Những cách giảm nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả tại nhà 08/05/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng đúng khoa học
1. Tại sao phải rửa mũi?
Rửa mũi là một biện pháp vệ sinh mũi. Là một giải pháp rất phổ biến để hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là mũi xoang.
Rửa mũi khi nào?
Cần vệ sinh mũi khi có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm xoang,... Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên khiến cho chất nhầy đặc, nhiều lên gây tắc nghẽn đường mũi xoang, gây nghẹt mũi, khó thở. Vệ sinh mũi là cách tác động trực tiếp giúp đẩy các chất đặc nhầy ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.
Rửa mũi bằng dung dịch gì?
Phổ biến nhất khi rửa mũi là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dụng cụ chuyên dụng để đưa trực tiếp và mũi để dung dịch đẩy chất dịch nhầy ra ngoài. Đồng thời, nước muối có tác dụng sát khuẩn mũi, làm mềm niêm mạc mũi, làm lỏng chất dịch nhầy, dễ đẩy ra ngoài.
Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả còn tùy thuộc vào từng đối tượng người dùng. Với người lớn, việc rửa mũi thực hiện đơn giản chỉ bằng dung dịch nước muối và bình rửa mũi. Còn với trẻ nhỏ, đôi khi cần dùng đến máy rửa và hút mũi chuyên dụng của ngành y tế.
Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả còn phụ thuộc vào cách sử dụng
Các loại nước rửa mũi
Hiện nay, nước rửa mũi phổ biến nhất là dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). Để tiện lợi thì người ta thường dùng loại nước muối đóng chai 500ml. Với trẻ nhỏ thì dùng loại nước muối nhỏ mắt, nhỏ mũi dạng lọ nhỏ. Bên cạnh đó, để làm dung dịch rửa mũi còn có các loại muối viên hoặc gói muối bột dùng để pha với nước làm nước rửa mũi.
2. Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả ?
Rửa mũi phải đúng thao tác, đồ dùng phải sạch, tiệt trùng, nước muối đúng chuẩn. Đồng thời, rửa mũi phải đúng cách để phát huy hiệu quả. Để rửa mũi đạt hiệu quả, các bạn nên thực hiện đúng thao tác như sau:
Chuẩn bị
Pha nước muối rửa mũi: Nếu bạn mua các loại muối gói hoặc muối hạt thì việc pha dung dịch rửa mũi dễ dàng hơn. Chỉ việc dùng nước lọc đã đun sôi, để ấm, sau đó pha gói muối với 500ml nước. Nếu không có muối gói chuyên dụng thì bạn có thể dụng dụng muối tinh (không dùng muối i ốt) với liều lượng như sau: 3/4 muỗng cà phê muối tinh khiết + 1/4 muỗng cà phê baking soda + 500ml nước cất hoặc nước sạch. Lưu ý nước pha dung dịch phải là nước cất hoặc nước đun sôi đảm bảo sạch nếu không bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào vùng xoang mũi, gây bệnh nguy hiểm. Để an toàn, tốt nhất bạn nên sử dụng chai nước muối đóng sẵn mua tại các hiệu thuốc.
Các dụng cụ cần thiết: bình rửa mũi đã tiệt trùng bằng cách nhúng 5 phút vào nước đun sôi, chậu sạch, khăn lau.
Bạn cần biết rõ nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả trước khi tiến hành rửa mũi. Lưu ý quan trọng nhất là dung dịch nước muối phải đúng chuẩn, đồ dùng phải tiệt trùng.
Rửa mũi cho trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận
Tiến hành rửa mũi
Đứng trước bồn rửa hoặc chuẩn bị một chiếc chậu để hứng (với trẻ nhỏ) dùng để hứng dung dịch rửa mũi khi rửa.
Hơi cúi người về phía trước. Nghiêng đầu sang trái, đưa bình rửa mũi vào lỗ mũi bên phải, dùng tay bóp với lực vừa phải để dung dịch đủ mạnh chảy vào mũi phải và ra ở mũi trái.
Lưu ý thở bằng miệng trong lúc đang rửa mũi. Sau đó đổi bên, đưa dung dịch vào từ mũi trái để nước chảy ra mũi phải. Dùng hết dung dịch có trong bình. Sau đó nhẹ nhàng xì mũi để tống hết dung dịch và chất nhầy trong mũi ra bên ngoài. Lưu ý không xì quá mạnh khiến dung dịch vào tai gây viêm tai.
Những điều cần lưu ý khi rửa mũi
Việc rửa mũi tuy là thao tác đơn giản nhưng dung dịch nước muối được đưa sâu vào bên trong mũi xoang. Thành mũi mỏng, dễ tổn thương. Do đó cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
-
Pha dung dịch nước rửa mũi dùng cho 1 lần. Một chai nước muối sẵn chỉ dùng cho 1 lần duy nhất.
-
Dụng cụ rửa mũi phải được tiệt trùng kỹ lưỡng, bảo quản cẩn thận, tránh để nấm mốc khiến vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi.
-
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi.
-
Thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương thành mũi và niêm mạc mũi.
-
Chỉ rửa mũi ngày 1 - 3 lần, không nên rửa quá nhiều và không áp dụng hình thức rửa mũi cho trẻ nhỏ.
-
Không rửa mũi đối với những người có bệnh về tâm - thần kinh , người bệnh không chịu hợp tác.
-
Dừng lại khi thấy có dấu hiệu khó chịu khi rửa mũi.
-
Cần làm ấm dung dịch trước khi rửa mũi, nếu dùng nước lạnh có thể làm cho tình trạng nghẹt mũi và viêm mũi nặng thêm.
-
Nước mũi khi rửa mà xuống họng thì cần khạc nhổ ra, không được nuốt vào trong dễ làm nhiễm khuẩn đường ruột.
Rửa mũi phải đúng cách
3. Có nên rửa mũi thường xuyên hay không?
Nhiều người “nghiện” rửa mũi vì chúng giúp giảm cảm giác khó chịu mỗi khi nghẹt mũi hoặc viêm mũi. Hoặc nhiều người có khái niệm rửa mũi hàng ngày để làm sạch bụi bẩn bên trong mặc dù không có bệnh lý đường mũi xoang. Điều này có nên hay không?
Rửa mũi thường xuyên có tốt không?
Không thể phủ nhận tác dụng và hiệu quả tức thì của việc rửa mũi. Nhưng nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả lâu dài lại là điều mà nhiều người chưa nghĩ đến. Nếu rửa mũi quá thường xuyên, quá nhiều ngay cả khi không bị viêm mũi lâu dần sẽ dẫn đến những tình trạng không mong muốn.
Rửa mũi nhiều quá sẽ làm mất đi các yếu tố miễn dịch bên trong mũi xoang. Nước muối có thể làm khô và bào mỏng niêm mạc mũi. Điều này về lâu dài dẫn đến tình trạng mũi mất đi hệ miễn dịch vối có, giảm đi khả năng chống lại vi trùng, nấm, khói bụi, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập qua đường thở ở mũi và virus vên trong cơ thể tạo ra.
Không nên rửa mũi thường xuyên
Làm sao để phòng tránh bệnh về mũi xoang?
Chỉ nên rửa mũi khi cần thiết, không nên rửa mũi quá thường xuyên và nhiều lần. Cách tốt nhất để tránh được các bệnh về mũi xoang và đường hô hấp trên là phải ăn uống điều độ, đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Luyện tập thể thao để tăng sức bền cho cơ thể. Giữ ấm cổ khi trời lạnh và hạn chế uống đồ lạnh khi trời nóng. Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh hít phải khói bụi. Không nuôi chó mèo trong nhà và giữ phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.
Như vậy, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu phải sử dụng nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả. Đây là việc đơn giản tại nhà để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đường mũi xoang. Nhưng rửa mũi chỉ thực sự hiệu quả khi sử dụng đúng cách, đúng quy định.