Bác sĩ giải đáp: Nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ? | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Hormone hCG được nhau thai sản xuất là chủ yếu, có vai trò quan trọng trong duy trì thai kỳ và nuôi dưỡng sự phát triển của thai. Thực tế nồng độ hCG trong máu thai phụ không ổn định mà thay đổi theo tuổi thai và nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Vậy nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ?


08/07/2021 | Nồng độ Beta hCG là gì và ý nghĩa của chỉ số này trong y học
18/06/2021 | Tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm beta hCG trong chẩn đoán chửa trứng
11/05/2020 | Xét nghiệm beta HCG ở đâu Hà Nội là uy tín, nhanh chóng?

1. Hormone hCG và vai trò trong thai kỳ

hCG là một loại hormone đặc biệt, tên đầy đủ là Chorionic gonadotropin hormone, trong cơ thể người nó được sản xuất bởi nhau thai là chủ yếu, ngoài ra còn ở buồng trứng hoặc khối u phát triển từ trứng hoặc tinh trùng. Do là hormone đặc trưng được nhau thai sản xuất nên được chọn là một loại tín hiệu để chẩn đoán thai kỳ, phát hiện mang thai và theo dõi sự phát triển của thai.

Nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ

Nồng độ hormone hCG thay đổi liên tục trong thai kỳ

Vai trò của hormone hCG duy trì hoàng thể, duy trì thai kỳ. Ngoài ra, nó còn tác động đến sự tổng hợp 2 hormone quan trọng để nuôi dưỡng thai là estrogen và progesterone - nồng độ 2 hormone này cũng tăng cao trong thời gian mang thai, hỗ trợ nội mạc tử cung. Chất chỉ điểm quan trọng này vẫn được sử dùng để phát hiện mang thai sớm thông qua xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai.

Ở que thử thai có chất có thể phản ứng với hormone hCG trong nước tiểu, vì thế có thể phát hiện mang thai khi trễ kinh. Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone hCG chính xác hơn, có giá trị hơn trong theo dõi sự phát triển của thai theo từng tuần tuổi cũng như sàng lọc các vấn đề sức khỏe liên quan.

Nồng độ hCG thay đổi theo tuổi thai

Nồng độ hCG thay đổi theo tuổi thai

2. Nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Nồng độ hormone hCG được cơ thể sản xuất trong thai kỳ không ổn định, chủ yếu dựa trên tuổi thai. Dưới đây là sự thay đổi nồng độ hCG theo tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng):

  • Thai nhi 3 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 5 - 50 mIU/ml.

  • Thai nhi 4 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 5 - 426 mIU/ml.

  • Thai nhi 5 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 18 - 7340 mIU/ml.

  • Thai nhi 6 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 1.080 - 56.500 mIU/ml.

  • Thai nhi 7 - 8 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 7.650 - 229.000 mIU/ml.

  • Thai nhi 9 - 12 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 25.700 - 288.000 mIU/ml.

  • Thai nhi 13 - 16 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 13.300 - 254.000 mIU/ml.

  • Thai nhi 17 - 24 tuần tuổi: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 4.060 - 165.400 mIU/ml.

  • Thai nhi 25 tuần tuổi cho đến ngày sinh: Nồng độ Beta hCG đạt khoảng 3.640 - 117.000 mIU/ml.

Sau khi sinh, nồng độ hormone hCG sẽ giảm dần, cho đến sau sinh 4 - 6 tuần thì nồng độ này trở về mức bình thường là nhỏ hơn 5 mIU/ml. Trong trường hợp nồng độ hCG thấp hơn chỉ số chuẩn tương ứng với tuổi thai thì cần kiểm tra thai ngoài tử cung, cách tính tuổi thai không chính xác hoặc thai chết lưu, sảy thai.

Còn nồng độ hCG cao bất thường sẽ trong trường hợp mang thai trứng, mang đa thai hoặc hội chứng Down.

Lưu ý khi nồng độ hCG cao có thể do mang thai trứng

Lưu ý khi nồng độ hCG cao có thể do mang thai trứng

Vậy nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ? Chính xác nồng độ hCG sẽ cao nhất vào khoảng tuần 9 - 12 của thai kỳ. Nguyên nhân khiến từ tuần thai thứ 12 trở đi, hCG giảm là do nhau thai bài tiết hCG đã giảm, lớp hợp bào nuôi cũng giảm và trở nên mỏng hơn. 

Nồng độ hCG thay đổi phản ánh sự phát triển của thai nhi dựa trên sự phát triển của bánh nhau, vì thế trong một số trường hợp sẽ không chính xác. Ngoài ra, nồng độ hCG thấp hay cao cũng không phản ứng được thai nhi có đang được nuôi dưỡng tốt, có cân nặng hay giới tính ra sao.

Nếu kết quả xét nghiệm Beta hCG thấp hoặc cao hơn bình thường, trước khi kết luận cần xét nghiệm thêm các chỉ số khác để có đủ cơ sở y học. Việc quan trọng của thai phụ là chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật tốt, khám thai định kỳ, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Lo lắng quá mức về sự phát triển của thai hay nồng độ hCG bất thường có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ.

3. Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc thai

Theo dõi và chăm sóc thai là việc quan trọng với phụ nữ mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, theo dõi thai nhi thông qua thăm khám định kỳ giúp mẹ biết được thai nhi đang hình thành, phát triển như thế nào. Các nguy cơ bệnh lý, dị tật hay thông tin liên quan khác như tuổi thai, ngày dự sinh, cân nặng thai,… được kiểm tra, là cơ sở để mẹ và gia đình chăm sóc sức khỏe thai tốt hơn.

Theo dõi thai là cần thiết qua các lần khám thai định kỳ

Theo dõi thai là cần thiết qua các lần khám thai định kỳ

Chăm sóc thai nhi là quá trình tạo điều kiện phát triển tối ưu nhất cho thai trong khi sức đề kháng của mẹ bầu so với trước đó suy giảm, nhất là các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe thai. Vậy theo dõi và chăm sóc thai nhi như thế nào?

3.1. Theo dõi thai nhi

Khi mang thai, cần theo dõi chi tiết các chỉ số thai nhi như: cân nặng thai, cử động thai, chỉ số túi thai, chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng,… Các chỉ số này sẽ thay đổi theo sự phát triển của thai, cần khám thai và tiêm vắc xin sàng lọc đầy đủ bao gồm:

  • Khám thai lần đầu tiên: Sau khi chậm kinh 2 - 3 tuần, khám để xác định có thai cũng như tình trạng thai.

  • Khám thai lần thứ 2: Sau khi thai được 11 - 13 tuần 6 ngày, cần siêu âm đo độ mờ da gáy cùng 1 vài xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh.

  • Khám thai lần thứ 3 - 4 - 5 tương ứng với thai từ 14 - 28 tuần tuổi để theo dõi sự phát triển của thai cũng như phát hiện, xử lý sớm vấn đề bất thường.

  • Khám thai lần thứ 6: khoảng 30 - 32 tuần tuổi để theo dõi sự phát triển của thai, các dị tật muộn, ngôi thai,... và lưu ý chăm sóc thai.

  • Khám thai lần thứ 7 - 8 - 9: theo dõi hàng tuần từ tuần thai thứ 36 - 38 để kiểm tra các chỉ số về cân nặng, ối, bánh rau, cử động thai cũng như theo dõi dấu hiệu sinh.

Chỉ số hCG được sử dụng để theo dõi thai kỳ

Chỉ số hCG được sử dụng để theo dõi thai kỳ

3.2. Chăm sóc thai nhi

Để chăm sóc thai nhi, cần dựa trên nhu cầu và sự phát triển của thai qua từng thời kỳ, trong đó dinh dưỡng và thể dục là không thể thiếu. Cần bổ sung đủ nước, chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của thai, lưu ý các dinh dưỡng quan trọng như: acid folic, canxi, Vitamin,…

Cùng với đó, cần hạn chế lao động nặng nhọc, mẹ bầu nên làm việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra, để theo xác định tuổi thai cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe thai kỳ chính xác trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG.

Nồng độ hCG có thể định lượng qua nước tiểu hoặc máu của sản phụ. Xét nghiệm này được rất nhiều thai phụ lựa chọn tin tưởng là tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bởi bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022), đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, bệnh viện có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà chỉ với 10.000 đồng, tiết kiệm thời gian đi lại cho sản phụ.

Nếu cần tư vấn thêm về nồng độ hCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ cũng như xét nghiệm để xác định nồng độ hCG , đừng ngần ngại hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp