Khám lâm sàng và khám cận lâm sàng là hai hình thức khám rất quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ, nhầm lẫn giữa hai phương pháp này. Dưới đây chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc “Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì”.
23/06/2022 | Giải đáp: Xét nghiệm cận lâm sàng là gì, nên thực hiện ở đâu? 25/03/2020 | Ý nghĩa lâm sàng của các globulin miễn dịch IgG, IgM và IgA 27/09/2019 | Xét nghiệm cận lâm sàng là gì và được thực hiện ở chuyên khoa nào 25/09/2019 | Vai trò của khám và xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh
1. Bác sĩ phân tích: Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì?
Với thắc mắc “Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì”, các bác sĩ giải đáp như sau:
1.1. Khám lâm sàng
Đây là bước thăm khám cơ bản, quan trọng và không thể thiếu trong quy trình thăm khám bệnh. Khám lâm sàng chính là:
Khám lâm sàng là bước quan trọng và không thể thiếu trong quy trình khám bệnh
- Khai thác tiền sử bệnh bằng cách thu thập thông tin từ người bệnh.
- Khai thác tất cả những thông tin có liên quan đến sức khỏe của người bệnh chẳng hạn như tiền sử bệnh của gia đình, môi trường sống của người bệnh,… Những thông tin này có thể có hoặc không liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua vì trong một số trường hợp, những yếu tố này lại là những gợi ý đắt giá để bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán những vấn đề của người bệnh, đặc biệt là trong những tình huống phức tạp và nguy cấp.
- Khai thác thông tin triệu chứng chủ quan từ người bệnh hoặc có thể gọi là khai thác các triệu chứng cơ năng. Vì những triệu chứng này hoàn toàn là cảm nhận của người bệnh và sau đó được mô tả lại nên bác sĩ sẽ rất khó để cảm nhận được độ chính xác và mức độ nặng hay nhẹ. Chính vì thế, bác sĩ cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu được tâm lý người bệnh và đồng thời cũng cần chắt lọc thông tin để sắp xếp một cách khoa học và khách quan.
- Tiếp đó, bác sĩ tiến hành thăm khám thực thể bằng một số thao tác trên người bệnh như bắt mạch, soi đáy mắt, nghe tim phổi, gõ phản xạ gân xương,… để ghi nhận một cách khách quan những dấu hiệu bệnh lý của người bệnh.
Ở bước này, bác sĩ cần thêm một số dụng cụ như ống nghe, máy đo huyết áp, đèn soi,… Ở những tình huống khẩn cấp thì những cơ quan nào có nghi ngờ bất thường sẽ được tiếp cận, thăm khám đầu tiên. Tuy nhiên, dù trình tự khám có thay đổi như thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo đã kiểm tra và đánh giá toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể, đồng thời ghi nhận những bất thường nếu có.
1.2. Các chỉ định cận lâm sàng
Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,... được thực hiện để phục vụ chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh thì được gọi là các dịch vụ cận lâm sàng. Kết quả cận lâm sàng rất quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh. Đặc biệt rất hữu ích trong những trường hợp mà triệu chứng thực thể hay triệu chứng cơ năng của người bệnh không rõ ràng.
Siêu âm ổ bụng cũng là một xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến
Tuy nhiên, các cơ sở y tế cần đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị máy móc hiện đại và nguồn nhân lực chính là các kỹ thuật viên có chuyên môn cao mới có thể đảm bảo cho kết quả xét nghiệm cận lâm sàng chính xác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rằng, quy trình thực hiện ở mỗi dịch vụ cận lâm sàng sẽ khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Quy định phòng, xử lý chất thải sau khi kết thúc xét nghiệm cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
- Một số dịch vụ cận lâm sàng thường được bác sĩ chỉ định:
+ Xác định các thành phần trong các mẫu bệnh phẩm có thể kể đến như máu, nước tiểu hay dịch tiết,… của người bệnh.
+ Định lượng các chất sinh hóa trong máu, nước tiểu, dịch tiết... và một số loại bệnh phẩm khác.
+ Lấy hình ảnh từ sóng siêu âm như siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, siêu âm thai siêu âm khớp,...
+ Lấy hình ảnh từ phóng xạ như chụp X quang, chụp CT, ổ bụng,...
+ Lấy hình ảnh bằng từ trường chẳng hạn như chụp cộng hưởng MRI
+ Đánh giá chức năng của các cơ quan bằng điện học chẳng hạn như điện tim, điện não đồ.
+ Quan sát hình thái bằng hình thức nội soi, bao gồm nội soi tiêu hóa, nội soi hô hấp,...
+ Sinh thiết để quan sát, nhận biết tế bào.
+ Nuôi cấy vi sinh để tìm vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm.
2. Khám lâm sàng và cận lâm sàng có mối quan hệ như thế nào?
Có thể nói rằng, khám lâm sàng và cận lâm sàng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chụp X-quang mang lại kết quả hình ảnh hữu ích hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán bệnh
- Với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, nhiều loại dịch vụ cận lâm sàng có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Hơn nữa thời gian thực hiện và thời gian cho kết quả cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, các bác sĩ vẫn cần khám lâm sàng đề có những nhận định, suy luận để lựa chọn những loại dịch vụ cận lâm sàng phù hợp và thực sự cần thiết.
Điều này sẽ cho thấy rõ được lợi ích của dịch vụ cận lâm sàng, đồng thời tránh tình trạng lãng phí, tâm lý sợ hãi của người bệnh, giảm đau đớn, giảm những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, nhất là nguy cơ phơi nhiễm với các loại tia bức xạ khi không thực sự cần thiết.
MEDLATEC là cơ sở y tế thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng uy tín
- Hơn nữa, khi đã có kết quả xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ vẫn cần xem xét mối tương quan với các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể trong quá trình khám lâm sàng vừa qua. Từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh. Mặt khác, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng là các giá trị tham khảo vì nó có thể thay đổi nếu bệnh có diễn biến nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả dẫn đến dương tính giả hay âm tính giả. Do đó, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng uy tín, chuyên nghiệp với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh tại MEDLATEC vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.