Bác sĩ giải đáp: Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent? | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent?

Hẹp mạch vành khiến cho cholesterol trong máu dễ bị lắng lại trên thành mạch, lâu ngày hình thành những mảng xơ vữa và dẫn tới hẹp lòng mạch. Tình trạng này khiến cho lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm, đồng thời tăng những cơn đau thắt ngực, tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng đặt stent. Vậy hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent và cần lưu ý những gì?


24/08/2021 | Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành là gì
06/08/2021 | Bác sĩ giải đáp: Đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không?
05/06/2021 | Bệnh mạch vành - tất tần tật những thông tin cần ghi nhớ
06/05/2021 | Bệnh động mạch vành: triệu chứng và các biện pháp điều trị

1. Một số thông tin về bệnh hẹp mạch vành

Khi mắc bệnh hẹp mạch vành, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau: đau thắt ngực, cảm giác như ngực bị đè nén, tim nhói buốt, tình trạng đau ngực có thể lan đến cổ và cánh tay, bệnh nhân hay bị đầy bụng, buồn nôn, ăn uống khó tiêu,…

hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent

Đau ngực là một triệu chứng của hẹp mạch vành

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh hẹp mạch vành như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phương pháp đặt stent mạch vành hoặc có thể áp dụng mổ tim hở bằng thủ thuật bắc cầu động mạch chủ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thường xuyên vận động thể dục, nếu đang thừa cân thì nên giảm cân để đưa cân nặng về mức hợp lý, đồng thời nên giữ tinh thần luôn tươi vui, lạc quan. Đây là những yếu tố đơn giản nhưng lại có thể góp phần hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. 

2. Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent?

2.1. Đặt stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành được làm từ kim loại hoặc polymer, có hình dạng giống như một ống lưới nhỏ. Đặt stent mạch vành qua da là phương pháp can thiệp tim mạch không cần phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện chèn stent vào cơ thể nhờ ống thông có bóng ở đầu với mục đích là mở rộng các động mạch nuôi dưỡng tim đang bị tắc nghẽn. Từ đó, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm tình trạng đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành

Đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành

2.2. Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent?

Phương pháp đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành, nhất là với một số bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp tính, đau thắt ngực do hội chứng mạch vành cấp tính. Nhưng không có nghĩa là phương pháp này phù hợp với tất cả bệnh nhân. 

Một số trường hợp, tình trạng tắc nghẽn đến 80% nhưng vẫn chưa cần thiết phải đặt stent. Ngược lại những trường hợp dù chỉ tắc nghẽn 40% nhưng đã cần phải đặt stent do “mảng xơ vữa mềm” có nguy cơ bị vỡ ra và tạo thành cục máu đông. 

Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp mạch vành xóa nền, thử nghiệm gắng sức,… để xác định rõ mức độ bệnh và sau đó sẽ quyết định có đặt stent cho bệnh nhân không.

2.3. Đặt stent có giúp khỏi bệnh mạch vành không?

Ngoài thắc mắc hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent, rất nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề đặt stent có thể giúp chữa khỏi bệnh mạch vành hay không? Câu trả lời là stent không giúp điều trị khỏi bệnh nhưng tuổi thọ của stent rất lâu dài, gần như suốt đời. Một số trường hợp có nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành thì có thể phải đặt lại stent. Cụ thể là những trường hợp dưới đây: 

+ Bệnh nhân bị hẹp mạch vành ngay trên stent. 

+ Xuất hiện cục máu đông ở stent ngay cả khi bệnh nhân vừa được thực hiện phẫu thuật xong. Khi bít kín mạch vành, những cục máu đông này có nguy cơ gây đau tim

Xuất hiện cục máu đông ở stent gây tái tắc hẹp mạch vành

Xuất hiện cục máu đông ở stent gây tái tắc hẹp mạch vành

+ Nếu sau khi đặt stent, bệnh nhân không thực hiện những biện pháp kiểm soát mỡ máu và huyết áp hiệu quả thì vẫn có thể gây ra tình trạng tắc hẹp ở một vài vị trí khác trên động mạch vành. 

+ Thời gian tái tắc hẹp có thể là ngay sau phẫu thuật từ 6 đến 12 tháng hoặc cũng có thể là sau một thời gian dài từ 15 đến 20 năm. Do đó, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành. 

2.4. Một số lưu ý trước khi thực hiện đặt stent

- Hiện nay có rất nhiều loại stent, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại stent phù hợp. Một số loại stent phổ biến là: 

+ Stent kim loại thường: Chi phí rẻ nhưng nguy cơ tái tắc hẹp cao nên ít được sử dụng. 

+ Stent phủ thuốc: Được làm từ kim loại nhưng sau đó được phủ lớp thuốc để giảm nguy cơ hình thành sẹo, giảm nguy cơ tái tắc hẹp, sau khi đặt, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông. 

+ Stent tự tiêu được làm từ vật liệu tan tự nhiên, ưu điểm là giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tuy nhiên chi phí sẽ đắt hơn nhiều so với 2 loại trên. 

+ Stent trị liệu kép: Loại stent này mang đến nhiều ưu điểm là hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp và đồng thời ngăn ngừa hình thành máu đông. 

Duy trì lối sống lành mạnh sau phẫu thuật để tránh tái phát bệnh

Duy trì lối sống lành mạnh sau phẫu thuật để tránh tái phát bệnh

Quá trình đặt stent chỉ diễn ra khoảng 1 đến 2 tiếng và là loại phẫu thuật khá đơn giản, do đó bệnh nhân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phương pháp này cũng có tỉ lệ rủi ro nhất định, chẳng hạn như: Chảy máu, nhiễm trùng, sốt, tổn thương động mạch, rối loạn nhịp tim, hình thành cục máu đông,… do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro. 

Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent. Bạn đang gặp phải những vấn đề về tim mạch, cần được sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đầu tư quy mô về trang thiết bị máy móc vùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm chính là địa chỉ khám chữa các bệnh lý tim mạch rất uy tín tại Hà Nội.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp