Theo số liệu mới nhất, mỗi năm Việt Nam có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện mới mắc ung thư cổ tử cung, trong đó hơn 50% trường hợp tử vong. Nguyên nhân khiến số phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung ngày càng nhiều do môi trường, thức ăn ô nhiễm, lối sống thiếu lành mạnh, dinh dưỡng không cân bằng. Vậy có thể nhận biết sớm qua dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung không?
14/01/2021 | Bác sĩ giải đáp: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không? 14/01/2021 | Ung thư cổ tử cung có lây không và các vấn đề thầm kín khác 11/01/2021 | Hỏi đáp: Độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay là bao nhiêu?
1. Những dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung
Với nhiều bệnh lý, triệu chứng bệnh rất đặc trưng, rõ ràng giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Song dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung không rõ ràng, khó nhận biết và phân biệt.
Ung thư cổ tử cung ngày càng phổ biến
Vì thế, dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hoặc tiến triển ở nhiều bệnh nhân không hề xuất hiện, kể cả khi bệnh đã tiến triển nặng với khối u lớn. Một số trường hợp sẽ có những dấu hiệu sau nhưng tương đối mờ nhạt, khó phân biệt.
Dưới đây là cách nhận biết ung thư cổ tử cung thường gặp ở nhiều bệnh nhân:
Dịch âm đạo có màu và mùi bất thường
Dịch âm đạo là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung rõ nhất cho thấy tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể chưa gây bất thường dịch âm đạo nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp tình trạng sau:
-
Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh: thường do tổn thương viêm nhiễm ở cổ tử cung hoặc âm đạo.
-
Dịch âm đạo màu hồng, đỏ do máu chảy lẫn vào dịch.
-
Dịch có mùi hôi, không phải mùi tanh nhẹ như dịch âm đạo lúc khỏe mạnh.
Chảy máu âm đạo
Triệu chứng chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung rất phổ biến. Tình trạng máu chảy thường không nhiều, có thể tại bất cứ thời điểm nào. Nguyên nhân do tế bào ung thư cổ tử cung nhân lên ngày càng nhiều, chúng có xu hướng tấn công vào sâu trong lớp mô cổ tử cung và liên kết với nhau thành khối u. Trong quá trình này, mô cổ tử cung bị tổn thương có thể chảy máu, song số lượng máu chảy thường không nhiều.
Chảy máu âm đạo do ung thư cổ tử cung thường khá ít
Đau vùng xương chậu
Cơn đau vùng xương chậu do ung thư cổ tử cung thường gây nhầm lẫn với cơn đau do đến kỳ hành kinh, tử cung co bóp mạnh hơn để đẩy máu kinh ra ngoài. Đặc điểm cơn đau vùng xương chậu do ung thư cổ tử cung như sau: Cơn đau âm ỉ hoặc buốt, thường khởi phát ở 1 vị trí vùng xương hông, sau đó lan rộng ra khắp khu vực vùng chậu. Nếu thấy những cơn đau này xuất hiện thường xuyên thì hãy đi khám kiểm tra sớm.
Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sẽ bị rối loạn cân bằng hormone nữ, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như: chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nguyệt màu đen sẫm, có mùi hôi,…
Tiểu tiện bất thường
Tình trạng này sẽ xảy ra khi khối u ung thư cổ tử cung lớn, không những che lấp cơ quan này mà còn chép ép đến bàng quang. Điều này khiến bệnh nhân có thể lẫn máu trong nước tiểu, đại tiểu tiện không kiểm soát,...
Sưng chân
Phù chân xảy ra khi khối u ung thư chèn ép vào mạch máu và dây thần kinh vùng xương chậu có ảnh hưởng đến xương chậu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm ban đầu giúp kiểm tra ung thư cổ tử cung
2. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung thế nào?
Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, có thể áp dụng các phương pháp sau:
-
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như xét nghiệm HPV, xét nghiệm PAP-Smear.
-
Khi có nghi ngờ mắc bệnh, sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán như nạo ống cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung.
Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, X-quang, MRI, nội soi,... giúp đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
Các xét nghiệm chẩn đoán này phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau phục vụ việc điều trị:
-
Bệnh nhân có đúng bị ung thư cổ tử cung hay không?
-
Mức độ hình thành khối u và lan rộng như thế nào, từ đó xếp loại giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung từ 0 - 5.
-
Ảnh hưởng của khối u cổ tử cung đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân như thế nào?
-
Ung thư đã di căn đến những cơ quan nào, ảnh hưởng sức khỏe và điều trị ra sao,...
3. Những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Các biện pháp sau được khuyến cáo với mỗi chị em phụ nữ để sàng lọc và phòng ngừa ung thư cổ tử cung:
Tiến hành tầm soát ung thư định kỳ
Phụ nữ đã quan hệ tình dục được khuyến cáo nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Phụ nữ từ 21 - 65 tuổi nên tầm soát ung thư 5 năm 1 lần
Ngoài ra còn 1 số đối tượng đặc biệt khác như phụ nữ đã tiêm phòng vắc xin HPV hoặc phụ nữ đã cắt bỏ tử cung nhưng không cắt bỏ cổ tử cung nên tiếp tục sàng lọc bệnh định kỳ. Nếu cắt bỏ hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, nguy cơ nhiễm virus HPV và mắc bệnh lúc này rất thấp, bệnh nhân có thể ngừng thực hiện.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Không phải phụ nữ nào cũng biết cách vệ sinh, chăm sóc cho sức khỏe vùng kín. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, dịu nhẹ cùng hướng dẫn rửa chi tiết, đúng khoa học. Khi hệ sinh dục khỏe mạnh, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh lý phụ khoa khác cũng thấp hơn.
Tiêm vắc xin HPV
Phụ nữ và bé gái từ 9 - 26 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV để tạo kháng thể có sẵn chống lại virus gây bệnh.
Vắc xin HPV giúp phòng ngừa lây nhiễm chủng virus này
Lối sống lành mạnh
Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm: chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, bỏ thuốc lá, tập thể dục tăng cường sức đề kháng,…
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không gây ra triệu chứng, dấu hiệu gì nên để phát hiện sớm ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện sàng lọc định kỳ và theo dõi cập nhật thường xuyên.