Ung thư cổ tử cung tiến triển thành 4 giai đoạn với mức độ nguy hiểm tăng dần, nghĩa là phát hiện và điều trị bệnh càng muộn thì tỉ lệ chữa khỏi càng thấp, tiên lượng càng xấu. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không là băn khoăn thầm kín của hầu hết bệnh nhân mắc căn bệnh này.
11/01/2021 | Hỏi đáp: Độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay là bao nhiêu? 08/01/2021 | Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: dấu hiệu nhận biết thường gặp 08/01/2021 | Có những loại xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung nào?
1. Bác sĩ tư vấn: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?
Nếu bạn đang thắc mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không thì câu trả lời là có, hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và tuân thủ điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ đều có thể chữa khỏi bệnh.
Vị trí khối u ung thư cổ tử cung thường hình thành
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt của cổ tử cung xuống các mô sâu hơn nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa. Vì thế phẫu thuật loại bỏ khối u như: phẫu thuật khoét chóp, phẫu thuật bằng laser hoặc tia điện loại bỏ khối u,… hầu hết đều đạt hiệu quả tốt.
Theo thống kê, đến 92% trường hợp phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chữa khỏi bệnh và sống trên 5 năm.
Tiên lượng tốt như vậy song phát hiện sớm ung thư cổ tử cung không hề dễ dàng. Tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này ở Việt Nam đang rất cao do hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh muộn, ung thư đã di căn nên việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả. Trung bình mỗi ngày nước ta lại có đến 8 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là lứa tuổi từ 30 - 45.
Ung thư cổ tử cung có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào
Tự trang bị những kiến thức về căn bệnh này cho bản thân để chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, bảo vệ tốt sức khỏe của mình ngày càng trở nên cần thiết.
2. Làm sao để phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu?
Nguyên nhân chính xác gây ung thư cổ tử cung chưa được xác định rõ ràng, song các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa căn bệnh này với virus HPV. Trong hơn 200 chủng virus HPV, chủng HPV 16 và HPV 18 gây ra đến 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Virus này dễ dàng lây truyền qua đường tình dục (kể cả quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn) nên tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus cũng như mắc bệnh.
Trong hầu hết các bệnh lý, thông qua dấu hiệu triệu chứng mà người bệnh có thể nghi ngờ, bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện bệnh. Song với ung thư cổ tử cung, triệu chứng bệnh ban đầu thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn nên rất khó để phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung thường dấu hiệu ban đầu không rõ ràng
2.1. Dấu hiệu đặc trưng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu tiên của bệnh, tế bào ung mới chỉ xuất hiện và phát triển ở lớp bề mặt niêm mạc cổ tử cung, chưa tiến sâu vào trong các mô cũng như lan rộng ra nhiều khu vực. Sự tồn tại âm thầm, không gây cản trở chức năng cổ tử cung cũng như ảnh hưởng đến cơ quan này khiến triệu chứng bệnh gần như không có.
Ở một số người phụ nữ cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện một vài triệu chứng không rõ ràng và tần suất không thường xuyên như:
Xuất huyết âm đạo
Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đã mãn kinh hoặc không phải chu kỳ kinh nguyệt nhưng xuất hiện máu âm đạo thì không nên chủ quan. Đặc trưng của chảy máu âm đạo do ung thư cổ tử cung là lượng máu ít, đôi khi lẫn với dịch âm đạo do tổn thương nhỏ ung thư gây ra trên niêm mạc cổ tử cung.
Tăng tiết dịch âm đạo
Sự tồn tại và phát triển của ung thư cổ tử cung thường gây rối loạn nội tiết tố nữ, cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiết dịch nhờn âm đạo. Bệnh nhân giai đoạn đầu có thể gặp tình trạng xuất huyết trắng nhiều, có mùi và màu sắc lạ.
Tế bào ung thư làm rối loạn nội tiết và tăng tiết dịch âm đạo hơn
Chuột rút vùng chậu
Trước và trong những ngày hành kinh, tử cung phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu thải ra ngoài nên phụ nữ thường hay đau bụng, tức bụng rất khó chịu. Tuy nhiên nếu không phải do chu kỳ này, bạn đột nhiên cảm thấy đau quanh vùng chậu, chuột rút thì nên cẩn thận.
Đau lưng và vùng chậu
Hầu hết bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không xuất hiện hoặc xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu, đau lưng rất mờ nhạt. Đến khi bệnh chuyển biến nặng, cơn đau lan từ vùng chậu xuống chân gây sưng phù dễ nhận biết hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn
Các dấu hiệu như: kinh nguyệt kéo dài, máu kinh màu đen sẫm, mùi hôi, trễ kinh, rong kinh,..
Rất ít bệnh nhân ung thư cổ tử cung phát hiện bệnh giai đoạn sớm nhờ những dấu hiệu này. Vậy giải pháp nào tốt hơn?
2.2. Sàng lọc sớm giúp phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hiệu quả
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra 90 - 95% trường hợp ung thư cổ tử cung, chúng sẽ gây ra những tổn thương trên niêm mạc cổ tử cung. Trong trường hợp đặc biệt, tổn thương này tiếp tục phát triển trở thành ung thư ác tính. Khi triệu chứng bệnh không rõ ràng, sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất trong phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
2 xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Xét nghiệm Pap thực hiện trên tế bào cổ tử cung được lây trực tiếp, tìm kiếm và phát hiện tế bào có tổn thương bất thường tiền ung thư hoặc tế bào ung thư ngay từ giai đoạn đầu. Xét nghiệm HPV cho phép xác định bạn có đang mắc những chủng HPV nguy hiểm nhất, dễ gây ung thư cổ tử cung hay không.
Xét nghiệm Pap tìm kiếm tế bào ung thư cổ tử cung hiệu quả
Hai xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trên đây được khuyến cáo nên thực hiện cho tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục, tần suất là 1 - 3 năm/lần. Như vậy, băn khoăn ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không thì bác sĩ trả lời là bệnh ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và sống khỏe mạnh sau nhiều năm.
Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân bằng cách tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm bệnh.