Áp dụng ngay thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ | Medlatec

Áp dụng ngay thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ tuy không phải là một bệnh lý mạn tính như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nhưng nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì rất có thể sau sinh bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2. Việc lựa chọn một cách khoa học thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ sẽ góp phần quản lý tốt các triệu chứng của bệnh. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số thực đơn tuy đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn cho người tiểu đường thai kỳ.


04/01/2022 | Góc tư vấn: Tiểu đường thai kỳ có chỉ số glucose là bao nhiêu?
16/09/2021 | Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì thì tốt cho sức khỏe?
08/09/2021 | Những chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

1. Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ 

Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo nguyên tắc chủ chốt đó là phải cân bằng giữa 2 yếu tố là dinh dưỡng và đường huyết. Bởi vì nếu ăn kiêng khem quá mức cần thiết thì mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, thiếu chất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm, đồng thời còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

 

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh 2 nguyên tắc trên, khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng cần chú ý những điều sau:

  • Thực đơn hàng ngày cần được bổ sung đủ 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất;

  • Không nên thay đổi số lượng thức ăn và các món trong thực đơn quá nhanh;

  • Không bỏ bữa, không để bụng quá no hoặc quá đói;

  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (tối ưu nhất là 5 bữa/ngày). Bữa sáng và bữa trưa nên ăn nhiều hơn lượng thức ăn so với bữa tối;

  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ;

  • Khi chế biến không nêm nhiều muối hoặc đường vào các món ăn, nhất là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có kèm theo huyết áp cao;

  • Thay vì ăn rau xào nhiều dầu mỡ thì nên ăn salad, rau sống hoặc rau luộc trong các bữa chính, nên ăn món này trước khi ăn cơm và những món ăn khác.

2. Thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ với người bị tiểu đường mà mọi người đều không nên bỏ qua bữa sáng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên có thói quen nhịn ăn sáng hoặc ăn sai giờ sẽ gặp tình trạng kháng insulin, khó kiểm soát đường huyết hơn so với những người ăn sáng đúng giờ và đều đặn. Ngoài ra nếu biết ăn sáng đúng cách cũng góp phần hỗ trợ người mỡ máu cao giảm được đáng kể cholesterol.

Để có một ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực, các mẹ bầu có thể ghi lại cho mình một số thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ như sau:

  • 200g khoai lang luộc;

  • 1 chiếc bánh mì kẹp trứng, cà chua, dưa chuột;

  • 1 bát con cháo yến mạch và 1 ly sữa không đường;

  • 1 bát cháo con thịt bò (định lượng 40g thịt bò, 60g gạo tẻ và 150g rau cải);

  • Xôi thịt kho (nửa bát xôi nhỏ, thịt nạc ăn kèm khoảng 3 - 4 miếng và 1 bát salad rau hoặc rau luộc);

  • 1 bát phở gà (30g thịt gà, 150g bánh phở, 150g giá đỗ và rau sống ăn kèm) hoặc 1 tô bún riêu hay 1 bát bún mọc cỡ vừa;

  • Bánh cuốn 1 đĩa vừa ăn cùng 20g chả lụa và dưa chua.

3. Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa phù hợp cho một người bị tiểu đường thai kỳ đó là nên hội tụ đủ 4 phần trong bữa ăn. Cụ thể là 1 phần dành cho tinh bột (cơm), 1 phần là cho thịt cá, 2 phần dành cho chất xơ (bao gồm rau củ quả luộc hoặc salad)

Sau khi ăn xong, mẹ bầu có thể dùng hoa quả để tráng miệng nhưng tốt hơn hết là nên ưu tiên những loại trái cây ít ngọt, mọng nước để tránh sự gia tăng nhanh chóng của đường huyết sau ăn. 

 

Mặc dù bị tiểu đường nhưng mẹ bầu không nên kiêng cữ quá mức

Mặc dù bị tiểu đường nhưng mẹ bầu không nên kiêng cữ quá mức

Sau đây là danh sách thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ ăn trưa trong vòng 7 ngày, các mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng.

  • Ngày 1: 1 bát cơm nhỏ, 2 miếng thịt gà, 1 đĩa bắp cải luộc, 2 miếng đậu phụ sốt cà chua;

  • Ngày 2: 1 bát cơm, 1 bát su hào luộc, 60g thịt bò xào;

  • Ngày 3: 1 bát cơm, 1 bát salad dưa chuột, 4 miếng chả, 1 bát canh bí đỏ thịt bằm;

  • Ngày 4: 1 bát bún mọc hoặc 1 bát hủ tiếu bò;

  • Ngày 5: 1 bát cơm, 1 bát bắp cải luộc, 2 miếng đậu phụ sốt cà chua, 8 miếng thịt luộc;

  • Ngày 6: 1 bát cơm, 50g tôm, 1 bát canh mồng tơi;

  • Ngày 7: 1 bát cơm, 3 - 4 miếng thịt kho trứng, 1 bát canh măng chua cá hồi;

  • Tráng miệng: mẹ bầu có thể thay đổi trong các ngày với những loại quả sau:

  • 1 miếng thanh long;

  • 1 miếng dưa hấu;

  • 1 miếng lê;

  • 3 quả táo ta;

  • 2 - 3 quả chôm chôm;

  • 1 múi bưởi;

  • ⅓ hoặc ½ quả cam hoặc táo.

4. Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ vào buổi tối và bữa phụ

Thực đơn cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối cũng có thể áp dụng tương tự như bữa trưa nhưng có thể tăng rau xanh lên. Ví dụ như các loại rau như dưa chuột, rau họ đậu, họ cải, cà chua,... Bên cạnh đó, mẹ bầu nên cân nhắc thêm thắt các món cá vào bữa tối.

Ngoài 3 bữa ăn chính nêu trên, người bị đái tháo đường thai kỳ cũng đừng quên các bữa ăn phụ để bụng không bị đói mà vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời điều này còn giúp giảm bớt lượng thức ăn cần tiêu thụ trong các bữa chính. Thời điểm thích hợp để ăn thêm bữa phụ đó là khoảng 9h sáng và 15h chiều với các lựa chọn như sau:

  • 1 hộp sữa chua;

  • ½ trái ngô luộc;

  • 1 cốc sữa ít béo ít đường, sữa không đường hoặc sữa dành cho người bị tiểu đường;

  • 3 chiếc bánh quy;

  • 1 chiếc bánh flan nhỏ;

  • ⅓ củ khoai lang luộc;

  • 1 miếng thanh long/đu đủ/lê;

  • 3 múi bưởi;

  • ½ trái táo.

Nhìn chung thực đơn cho người tiểu đường có thể điều chỉnh dựa trên thể trạng và mức độ vận động của mỗi người. Để tính toán lượng thức ăn hàng ngày một cách chính xác, mẹ bầu nên tự chuẩn bị cho mình một chiếc máy đo cầm tay để kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ăn, sau khi ăn 1 - 2h. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn 1 - 2h mà vẫn dưới mức 10 mmol/l thì mẹ bầu có thể yên tâm.

 

Thực đơn cho người tiểu đường có thể điều chỉnh dựa trên thể trạng và mức độ vận động của mỗi người

Thực đơn cho người tiểu đường có thể điều chỉnh dựa trên thể trạng và mức độ vận động của mỗi người

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy dành cho những ai có nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chuyên khoa của MEDLATEC đều quy tụ đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tận tình. Bên cạnh đó, khi tới thăm khám khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là các mẹ bầu sẽ siêu âm bằng máy móc công nghệ cao, chất lượng xét nghiệm đạt chuẩn CAP và ISO 15189:2012 giúp thu được kết quả chính xác nhất.

Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp