Hội chứng Brugada thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên và người lớn. Nó hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Những người dưới đây dễ mắc hội chứng này hơn.
25/04/2019 | Xét nghiệm ApoB, ApoA-1 trong đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch 02/02/2019 | Những người mắc tim mạch cần chú ý gì trong ngày Tết? 19/11/2018 | CHUYÊN KHOA TIM MẠCH
Trong hội chứng Brugada, nam giới mắc nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ và vị thành niên, tỷ lệ giới tính lại tương đương. Nếu các thành viên khác trong gia đình có hội chứng Brugada, nguy cơ mắc bệnh này gia tăng. Hội chứng Brugada cũng xảy ra thường xuyên hơn ở người châu Á hơn so với các chủng tộc khác.
Đau tim đột ngột là biểu hiện của hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada có biến chứng nguy hiểm
Đột ngột ngất xỉu là một biến chứng của hội chứng Brugada nhưng biến chứng nghiêm trọng nhất của hội chứng này là ngừng tim đột ngột. Người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu cho các trường hợp mắc hội chứng Brugada là cấy máy khử rung tim. Trong trường hợp ngừng tim xảy ra, cần tiến hành cấp cứu ngừng tim, ngừng thở trước khi thầy thuốc đến hoặc đến được bệnh viện.
Hình ảnh điện tim điển hình của Hội chứng Brugada.
Lời khuyên của thầy thuốc cho bệnh nhân mắc hội chứng Brugada
Như đã nói, người mắc phải hội chứng Brugada có thể khó khăn trong việc xác định các triệu chứng. Do đó có thể chậm trễ khi quyết định đến bác sĩ. Vì vậy việc quan trọng là phải luôn chú ý tới sức khỏe của bản thân. Khi có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ kể trên, cần tìm tới bác sĩ. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ và bất kỳ lúc nào có các triệu chứng bất thường.
Kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện những diễn biến mới nhất của bệnh và có quyết định điều trị thích hợp.
Khi chưa có sự điều trị của đội ngũ y tế, có thể giúp người bệnh bị ngưng tim qua cơn nguy hiểm bằng hồi sức tim phổi:
Nhanh chóng kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không, có thở không. Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 - 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành hồi sức tim phổi gồm 3 bước: nhấn tim - thông đường thở - hà hơi thổi ngạt:
Nhấn tim: Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm. Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá 10 giây.
Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp. Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt).
Cố gắng duy trì hồi sức tim phổi cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại
|