Răng nhạy cảm khiến bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau, ê buốt, khó chịu ở răng mỗi khi ăn thực phẩm hay thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Thực tế có rất nhiều người bị răng nhạy cảm, nếu biết cách điều trị sớm, triệu chứng bệnh và sức khỏe răng sẽ được cải thiện đáng kể. Vậy chữa răng nhạy cảm như thế nào để đạt hiệu quả cao?
20/07/2022 | Viêm nướu răng khôn gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào? 18/07/2022 | Mảng bám trên răng là gì? Cách loại bỏ như thế nào? 16/07/2022 | Quy trình lấy cao răng như thế nào? Nên thực hiện ở đâu?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy
Cấu tạo răng bao gồm thân và chân răng, trong đó thân răng bao bọc bên trong là nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh cảm giác. Khi thân răng bao bọc bị mỏng đi hoặc tổn thương hở, khiến bạn gặp tình trạng ê buốt, khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh thì răng này trở thành răng nhạy cảm.
Răng nhạy cảm gây đau, ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Có nhiều nguyên nhân khiến răng nhạy cảm, song phổ biến nhất là do:
1.1. Lợi bị thoái hóa
Lợi có tác dụng bao bọc chân răng và bảo vệ lớp thân răng cũng như mạch máu và dây thần kinh bên trong. Tuy nhiên khi lợi bị thoái hóa tụt xuống, thân răng không còn được bảo vệ nên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nước uống dễ dẫn đến tổn hại và hậu quả gây ra răng nhạy cảm.
1.2. Mất men răng
Men răng có thể bị hỏng, mòn do tiếp xúc nhiều với thức ăn, nước uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất ăn mòn. Kết quả là dịch nuôi dưỡng răng bên trong các ống ngà bị giãn nở, rút chảy khiến người bệnh ê buốt, đau nhức răng. Chải răng thường xuyên với bàn chải cứng cũng có thể là nguyên nhân làm mòn dần lớp men răng.
Răng nhạy cảm có thể do mất men răng
Có lẽ những bạn có răng nhạy cảm hiểu rõ tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến ăn uống hàng ngày cũng như sức khỏe răng miệng. Triệu chứng ê buốt, đau nhức răng sẽ xuất hiện thường xuyên khi ăn thức ăn hay đồ uống nóng, lạnh, có tính dính hoặc tính acid cao. Từ một răng nhạy cảm có thể gây đau rộng, thậm chí ảnh hưởng đến các răng bên cạnh nếu không được chăm sóc điều trị tốt.
2. Cách chữa răng nhạy cảm
Khi có các triệu chứng ê buốt, khó chịu do răng nhạy cảm, hãy sớm tới cơ sở y tế khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến răng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị răng nhạy cảm sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương ở răng, cụ thể như sau:
2.1. Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng
Bạn có thể tìm mua các loại kem đánh răng chuyên dụng có tác dụng làm giảm ê buốt, điều trị răng nhạy cảm được bán sẵn trên thị trường. Loại kem đánh răng này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bên ngoài bề mặt răng đến các dây thần kinh bên trong, tuy nhiên chỉ hiệu quả với trường hợp răng nhạy cảm nhẹ.
Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng để giảm ê buốt do răng nhạy cảm
2.2. Đánh răng đúng cách
Hầu hết mọi người đều thực hiện việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết chải răng như thế nào là đúng cách. Đặc biệt với răng nhạy cảm, cần lưu ý chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng, không đánh răng theo chiều ngang. Đánh răng theo cách này tránh làm lợi tổn thương và gây tụt lợi, ảnh hưởng đến thân răng khiến răng ê buốt nặng hơn.
2.3. Sử dụng nước súc miệng giàu chất khoáng
Răng nhạy cảm nếu do răng bị thiếu chất khoáng thì việc bổ sung là cần thiết. Cần sử dụng nước súc miệng giàu chất khoáng để cung cấp cho ngà răng hàng ngày, triệu chứng đau ê buốt khi nhai thức ăn sẽ được cải thiện.
2.4. Trám các lỗ trên ngà răng
Nếu răng nhạy cảm do xuất hiện các lỗ li ti ở ngà răng, khiến dây thần kinh cảm giác trong thân răng bị tác động thì cách hiệu quả nhất là tráng men sứ lên lớp ngoài của răng. Sau khi tráng kín các lỗ hở trên ngà răng, khi ăn uống thực phẩm quá nóng hay quá lạnh sẽ ngăn chặn được hiện tượng giãn nở, co rút thân răng gây khó chịu.
Có thể trám lỗ trên ngà răng nếu đây là nguyên nhân gây răng nhạy cảm
Nếu men răng bị mòn hoàn toàn, cần sử dụng lớp nhựa bền tráng lại để tái táo lớp men răng bảo vệ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng kỹ càng trước khi quyết định trám men sứ hay phủ lớp nhựa lên răng.
2.5. Cấy ghép lợi
Khi răng nhạy cảm gây ê buốt, khó chịu do tụt lợi, lợi không thể bao bọc bảo vệ tốt thân răng thì việc điều trị ở lợi là cần thiết. Tùy theo mức độ tụt lợi, có thể điều trị viêm lợi để khắc phục từ từ hoặc cấy ghép lợi vào để răng được bao bọc bảo vệ tốt hơn.
2.6. Diệt tủy răng
Khi răng bị sâu, nhạy cảm mà tủy răng bên trong bị viêm hay chết hoàn toàn, răng không còn được nuôi dưỡng tốt thì để tránh viêm, đau, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện thủ thuật diệt tủy răng. Sau thủ thuật này, răng sẽ được trám lớp bảo vệ để hạn chế gãy, hỏng răng do răng giòn dần.
2.7. Ghép nướu
Nếu mô nướu bị tụt khỏi chân răng, để bảo vệ thân răng tránh ê buốt khi ăn uống thì cần ghép nướu bổ sung. Cách này tương tự với trường hợp răng nhạy cảm do tụt lợi, đến chân răng không được bảo vệ tốt.
Cần điều trị tụt nướu, lợi gây ra răng nhạy cảm
Như vậy, có rất nhiều cách chữa răng nhạy cảm với hiệu quả khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh. Để điều trị hiệu quả, khi có các triệu chứng răng nhạy cảm bạn nên đi khám tại cơ sở nha khoa, xác định nguyên nhân và nhận tư vấn từ nha sĩ có chuyên môn. Những trường hợp răng nhạy cảm phức tạp do nhiều nguyên nhân, việc điều trị cũng phức tạp kết hợp nhiều phương pháp khắc phục tạm thời và cải thiện dần dần.
Khi được điều trị đúng nguyên nhân, triệu chứng răng nhạy cảm sẽ không còn là nỗi sợ lớn của người bệnh mà sức khỏe răng miệng cũng tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia.