Những mảng bám trên răng không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mảng bám trên răng là gì và một số phương pháp loại bỏ mảng bám hiệu quả.
16/07/2022 | Quy trình lấy cao răng như thế nào? Nên thực hiện ở đâu? 28/04/2022 | Cao răng là gì và những điều nên biết về lấy cao răng 20/04/2022 | Lấy cao răng có cần thiết không và khi nào nên lấy? 06/02/2021 | Có nên lấy cao răng không? Giá lấy cao răng bao nhiêu?
1. Mảng bám trên răng là gì?
Lớp màng xuất hiện trên bề mặt răng chính là mảng bám trên răng. Những mảng bám trên răng thường do nước bọt, thức ăn bám vào kẽ răng và vi khuẩn gây ra. Những mảng bám này rất khó loại bỏ vì khó tan trong nước và có xu hướng dính chặt trên răng.
Mảng bám gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng
Thời gian đầu, lớp màng này sẽ không có màu. Tuy nhiên, nếu không được loại bỏ sớm, theo thời gian chúng sẽ có thể chuyển sang màu vàng và thậm chí là màu đen. Bên cạnh đó, mảng bám trên răng sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau:
- Hơi thở có mùi, răng vàng ố khiến bạn rất tự ti trong giao tiếp.
- Gây bệnh sâu răng: Nhờ có những mảng bám trên răng mà vi khuẩn sẽ hoạt động rất thuận lợi, sinh sôi, phát triển nhanh chóng và có thể phát tán khắp khoang miệng. Hơn nữa, khi chúng ta ăn uống, vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn và tạo axit khiến men răng bị bào mòn và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được khắc phục kịp thời, lỗ sâu sẽ càng được mở rộng và đến gần với vị trí của tủy răng.
Mảng bám trên răng có thể gây viêm nướu
- Gây viêm nướu: Trong vòng 48 giờ đầu tiên, những mảng bám trên răng thường dễ dàng loại bỏ chỉ với bàn chải đánh răng kết hợp với nước súc miệng. Tuy nhiên, càng để lâu, kết cấu mảng bám sẽ càng vững chắc và vôi hóa thành cao răng. Vi khuẩn tại những mảng bám này sẽ kích thích nướu gây viêm. Biểu hiện của tình trạng viêm nướu là chảy máu khi đánh răng, nướu bị sưng và đỏ.
- Viêm nha chu: Khi mảng bám tích tụ quá nhiều và trong một thời gian dài sẽ khiến nướu sưng, viêm, thậm chí nhiễm trùng. Ban đầu, người bệnh chỉ thấy khó chịu vì tình trạng ê buốt răng, hôi miệng, chán ăn,… Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, có thể tiến triển thành viêm nha chu, dẫn tới tình trạng nướu không thể giữ chặt chân răng và có thể gây mất răng.
- Làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ra nhiều bệnh lý toàn thân: Khi bạn vệ sinh răng miệng kém thì hệ miễn dịch của cơ thể cũng phải hoạt động nhiều hơn để chống lại các mảng bám. Tình trạng này lặp lại và kéo dài có thể gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát. Do đó, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh lý như tim mạch, hô hấp, huyết áp, sinh non,…
2. Nguyên nhân gây hình thành mảng bám trên răng
Dưới đây là một số nguyên nhân hình thành mảng bám trên răng:
- Do không đánh răng thường xuyên và đúng cách:
Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu không thực hiện tốt, những mảnh vụ thức ăn sẽ không thể được loại bỏ hoàn toàn và có xu hướng bám lại ở kẽ răng, tích tụ trên bề mặt răng.
Vệ sinh răng chưa tốt có thể khiến mảng bám hình thành
- Không làm sạch răng miệng toàn diện
Dù đã có ý thức vệ sinh răng miệng nhưng nhiều người vẫn khổ sở với những mảng bám trên răng, nguyên nhân là do chưa vệ sinh răng miệng đúng cách. Để làm sạch răng tốt hơn, ngoài việc chải răng, bạn cũng có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống đậm màu, uống một số loại thức uống như cà phê, trà, hoặc một số loại đồ uống có chất tạo màu khác,… thì men răng của bạn sẽ bị tác động nhiều và tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng.
Phần lớn những trường hợp nghiện thuốc lá đều không có được hàm răng trắng đẹp như ý. Nguyên nhân là những chất độc trong khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ tạo mảng bám.
3. Phương pháp khắc phục tình trạng mảng bám trên răng
Ngoài việc tìm hiểu mảng bám trên răng là gì, vấn đề quan trọng mà người bệnh cũng rất quan tâm đó là phải làm sao để khắc phục tình trạng mảng bám trên răng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Đối với những trường hợp nhẹ, mảng bám chưa hình thành vôi răng, chỉ với việc chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng có thể cải thiện được tình trạng bệnh hiệu quả:
+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nên vệ sinh sau ăn 30 phút, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
+ Nên chọn mua những loại bàn chải có kích thước phù hợp và đảm bảo lông mềm. Hạn chế mua những loại bàn chải quá to, lông cứng để tránh gây tổn thương răng, nướu.
+ Sử dụng những loại kem đánh răng chứa fluoride sẽ giúp làm sạch mảng bám và tốt cho men răng.
+ Kết hợp chải răng với nước súc miệng cùng với chỉ nha khoa để làm sạch răng hiệu quả.
Kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
+ Nên ăn những loại trái cây và rau củ, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi giúp răng chắc khỏe.
+ Hạn chế ăn vặt, không nên uống các loại đồ uống dễ gây mảng bám trên răng như đồ uống có gas, cà phê,… Hạn chế ăn những thực phẩm dễ rơi vào kẽ răng như một số loại món ăn dễ vỡ vụn,…
Với những trường hợp mảng bám đã vôi hóa thành cao răng, người bệnh không nên để lâu mà hãy đi thăm khám để được lấy cao răng và uống thuốc điều trị nếu có bệnh về răng. Nên khám răng định kỳ 2 lần/năm.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn có thể giải đáp thắc mắc “mảng bám trên răng là gì” và cách khắc phục tình trạng này. Nếu có nhu cầu tư vấn về chăm sóc răng miệng, khám răng cùng các chuyên gia đầu ngành, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội