Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau đớn dữ dội và người bệnh không thể cử động được trong thời gian từ vài giây đến vài phút. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ cơ nào trên cơ thể, tuy nhiên ở chân là phổ biến nhất.
12/12/2020 | Cách xử lý và phòng tránh hiện tượng chuột rút ngón chân 12/12/2020 | Bệnh chuột rút xảy ra là do thiếu chất gì và cách xử lý 12/12/2020 | Bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách phòng ngừa
1. Tìm hiểu về chứng chuột rút
Chứng chuột rút thường đến khá đột ngột, người bệnh cảm nhận rõ các cơ co mạnh, thắt chặt cơ gây đau đớn, không thể cử động, xuất hiện ở bắp chân là phổ biến nhất. Khi bị chuột rút, có thể nhìn thấy cả khối cơ nổi lên dưới lớp da, sờ vào thấy cứng và không thể xoa dịu.
Chuột rút ở chân là thường gặp nhất
Thời gian của một cơn chuột rút có thể từ vài giây đến vài phút, nó có thể xảy ra bất chợt trong vận động hàng ngày hoặc ngay trong lúc ngủ. Hầu hết các trường hợp chuột rút là lành tính, nghĩa là kết quả của việc hoạt động cơ quá mức hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu khắc phục được các vấn đề này, bạn có thể phòng ngừa được chứng khó chịu này.
Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp bị nhiều lần, mức độ tăng đi kèm với triệu chứng bệnh lý khác, đây có thể là dấu hiệu của các chứng phù tạng như phù não, phù tim,… nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nguyên nhân bị chuột rút do đâu?
Cơ chế gây tình trạng này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra những nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Chuột rút có thể do vận động thể thao quá mức
2.1. Do vận động cơ quá sức
Việc lao động, làm việc hoặc thể thao quá sức kiến cơ bắp mệt mỏi hoặc chấn thương. Cùng với đó, lượng đường tiêu hao quá lớn do vận động, nếu chế độ ăn hoặc cơ thể chưa kịp bổ sung calo thì rối loạn co rút ở các cơ rất dễ xảy ra. Tình trạng chuột rút chính là một trong những hậu quả thường thấy của rối loạn co rút cơ.
Điều này lý giải những người ít vận động hoặc thể thao, nếu đột nhiên làm việc quá sức 1 ngày thì nguy cơ bị chuột rút rất cao. Tình trạng này có thể xảy ra trong hoặc sau khi làm việc, đôi khi bất chợt giữa đêm khi cơ bắp đang được nghỉ ngơi. Hầu hết trường hợp chuột rút do vận động quá mức là lành tính, sau khi nghỉ ngơi cơ bắp sẽ phục hồi và triệu chứng khó chịu cũng được đẩy lùi.
2.2. Do thiếu dinh dưỡng
Những người mang thai và cho con bú là đối tượng dễ bị thiếu hụt các khoáng chất như Canxi, Kali, Magie, dẫn đến mất cân bằng điện giải và hậu quả là chứng chuột rút. Thực tế có không ít mẹ bầu thường xuyên bị chứng này, ngoài nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng, đây còn là kết quả của tình trạng tích nước trong cơ thể, tuần hoàn máu kém do thai nhi kích thước lớn chèn ép các mạch máu.
Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút hơn
Cùng với đó, trong thai kỳ, cơ thể và hormone tiết ra có nhiều biến đổi. Khi cơ thể chưa kịp thích nghi, dinh dưỡng không đáp ứng tốt, tình trạng hạ canxi trong máu thường xuyên xảy ra. Hầu hết mẹ bầu bị chuột rút sẽ tự khỏi nếu điều trị nguyên nhân tốt hoặc sau khi sinh em bé.
2.3. Kết quả của sự lão hóa
Người lớn tuổi là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của lão hóa do tuổi tác, trong đó tình trạng chuột rút cũng tăng lên. Để khắc phục tình trạng này, người cao tuổi hoặc người có nguy cơ cao cần bổ sung thêm dinh dưỡng, đặc biệt là Kali, Magie, Canxi tốt cho hệ thần kinh và tuần hoàn.
2.4. Hệ thần kinh cơ bắp hoạt động quá mức
Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên như:
-
Do khi ngồi, quỳ hoặc đứng quá lâu khiến cơ bắp và mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ.
-
Sau khi ngủ không đúng tư thế, trong trạng thái nằm co quắp, cong chân, không duỗi thẳng kéo dài, khi bắt đầu khởi động lại nguy cơ chuột rút khá cao.
-
Mang giày cao gót nhiều giờ: Giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu của chị em phụ nữ, tuy nhiên đi giày cao gót quá lâu và nhiều ngày, mũi giày có thể đè ép lên ngón chân. Hậu quả là tình trạng chuột rút, nhất là ở các ngón chân.
-
Khởi động không kỹ: Nếu bỏ qua bước khởi động, người tập thể dục tham gia ngày vào các hoạt động thể thao và vận động, nguy cơ chuột rút là rất cao và thường xảy ra hơn khi người bệnh vận động các bài tập dùng nhiều cơ bắp như: chạy bộ, bơi lội, đá bóng,…
Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm với người tập luyện
2.5. Tinh thần
Khi tinh thần căng thẳng quá mức, trong hệ cơ cũng tiết ra những loại enzyme ức chế đặc biệt. Bên cạnh chứng chuột rút, vấn đề tinh thần này còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, gây các triệu chứng như huyết áp tăng cao, mất cân bằng, nhịp tim nhanh không thể kiểm soát,…
2.6. Dấu hiệu bệnh lý
Có rất ít người biết đến bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch, tuy nhiên đây là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp bị chuột rút. Đặc biệt nếu xảy ra vào ban đêm, liên tục nhiều lần thì nguy cơ do bệnh lý là rất cao.
3. Làm gì khi bị chuột rút?
Chứng chuột rút thường kéo dài từ một vài giây đến vài phút, dù thời gian rất ngắn nhưng nó gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ bắp. Để khắc phục tình trạng này, hãy tập thể dục thường xuyên hơn, khởi động đầy đủ là phối hợp nhịp nhàng, tránh cơ bắp bị tổn thương, mỏi.
Khi cơn chuột rút xảy đến với cơ bắp chân, cách khắc phục nhanh nhất là dùng nửa bàn chân trên hướng về phía trước. Sau đó từ từ nâng cao gót chân và giữ vài giây rồi chuyển sang chân khác. Hầu hết các trường hợp có thể khắc phục được, song bác sĩ có thể xem xét điều trị nguyên nhân bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu hỗ trợ. Thuốc hỗ trợ điều trị chứng chuột rút là thuốc làm thư giãn cơ bắp.
Đau đớn do chuột rút sẽ được cải thiện khi xoa bóp thư giãn cơ
Để phòng ngừa, hãy hồi phục nhanh tổn thương với những lưu ý sau:
Dùng túi chườm đá
Túi chườm đá với hơi lạnh nhẹ rất thích hợp để giảm sưng viêm, đau nhức.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm có tác dụng thư giãn, làm mềm các cơ nên cũng giúp cải thiện chứng chuột rút tốt hơn.
Nếu cần tư vấn thêm về chứng chuột rút, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56, các chuyên gia MEDLATEC sẽ hỗ trợ và chẩn đoán, điều trị giúp bạn.