6 cách bảo vệ hệ tiêu hóa đơn giản ai ai cũng làm được | Medlatec

6 cách bảo vệ hệ tiêu hóa đơn giản ai ai cũng làm được

Các bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ hiện nay do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp ăn uống ngon miệng, cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng và có một sức khỏe tốt hơn. Hãy học cách bảo vệ hệ tiêu hóa ngay từ hôm nay bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học.


26/11/2021 | Lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh nguy hiểm ra sao?
26/10/2021 | Những cách giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu hóa kém
26/10/2021 | Chăm sóc dinh dưỡng như thế nào cho bé bị rối loạn tiêu hóa?

1. Bác sĩ hướng dẫn cách bảo vệ hệ tiêu hóa cực đơn giản

Hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh hơn, tránh các bệnh rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng tới cuộc sống bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống như sau:

1.1. Ăn nhiều chất xơ

Mặc dù con người không thể tiêu hóa chất xơ song chất này đặc biệt có lợi trong hoạt động của hệ cơ quan này cũng như sức khỏe của chúng ta.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng với mỗi chúng ta

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng với mỗi chúng ta

Có 3 loại chất xơ phổ biến bao gồm:

  • Chất xơ hòa tan: là chất xơ hấp thu nước, giúp phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ này nên bổ sung nhiều trong các thực phẩm như: yến mạch, hạt, đậu,...

  • Chất xơ không hòa tan: Chất xơ này hoạt động trong hệ tiêu hóa giống như bàn chải để làm sạch ruột, loại bỏ cặn bã và chất thải bám trong đường tiêu hóa. Cơ thể cần cung cấp chất xơ không hòa tan hàng ngày trong các bữa ăn từ rau cải các loại, cám lúa mì, ngũ cốc,...

  • Prebiotic: chất xơ này có nhiệm vụ nuôi vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và là tiền đề cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy bổ sung nhiều Prebiotic cho cơ thể từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc.

 Prebiotic là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

 Prebiotic là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người có chế độ ăn giàu chất xơ có hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhu động ruột được thúc đẩy và giảm nguy cơ mắc bệnh như: táo bón, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, trĩ,... Đây là cách bảo vệ hệ tiêu hóa đơn giản, ai cũng thực hiện được.

1.2. Uống đủ nước

Các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động sống trong cơ thể, trong đó có hoạt động tiêu hóa. Thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón và nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Ngoài nước lọc sạch, bạn cũng nên cung cấp cho cơ thể chất lỏng từ các loại trà thảo mộc, nước ép hoa quả, đồ uống thể thao, thức uống không chứa cafein.

Một cách khác để cơ thể bạn hấp thu nước tốt hơn là các loại trái cây, rau quả mọng nước như: cần tây, dâu, bưởi, cà chua, bí xanh, dưa chuột, đào,...

1.3. Bổ sung đủ chất béo lành mạnh

Không giống như chất béo xấu, trong bữa ăn bổ sung chất béo lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, chất béo giúp cơ thể hòa tan  các dinh dưỡng quan trọng như Vitamin E, Vitamin K,... 

Chất béo lành mạnh giúp tiêu hóa và hấp thu chất tốt hơn

Chất béo lành mạnh giúp tiêu hóa và hấp thu chất tốt hơn

Trong đó, điển hình là acid béo omega-3 có nhiều trong quả óc chó, hạt lanh, hạt chia, các loại cá béo,... đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về ruột.

1.4. Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no

Ngoài lựa chọn thực phẩm thì thói quen ăn uống cũng rất quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thực tế ngay khi bạn nhai thức ăn trong miệng, một phần trong số chúng đã được tiêu hóa nhờ vào enzyme xúc tác có trong nước bọt.

Khi bạn nhai kỹ, nhai lâu, nước bọt tiết ra giúp tiêu hóa một phần thức ăn cùng với việc nghiền nát thức ăn tốt hơn, giúp giảm tải cho dạ dày. 

Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng,... Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, những người có thói quen này thường ít bị căng thẳng tinh thần và ít mắc các bệnh tiêu hóa hơn.

1.5. Tăng cường hoạt động thể chất

Thực tế hoạt động thể chất không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đi dạo nhẹ nhàng sau khi ăn giúp thức ăn được di chuyển trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn.

Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút là thói quen tốt giúp phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón, kể cả táo bón mãn tính kéo dài. Ngoài đi bộ, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao yêu thích khác như: chạy bộ, đạp xe,...

Đi bộ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Đi bộ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

1.6. Từ bỏ các thói quen xấu gây hại

Bệnh lý đường tiêu hóa chủ yếu xuất phát từ những thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh như:

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày lên gấp 2 lần, ngoài ra cũng dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi. Bỏ hút thuốc lá giúp bạn bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Uống rượu bia

Uống lượng nhỏ rượu tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu uống quá nhiều và thường xuyên sẽ gây hại như: tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại, viêm ruột,...

Thức khuya

Những người thức khuya, làm việc quá sức thường bỏ bữa, ăn uống thất thường và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng.

Ăn không đúng bữa

Nên ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, có thể bổ sung thêm bữa phụ bằng các loại thức ăn nhẹ. Những thói quen xấu như bỏ bữa, ăn không đúng bữa, ăn khuya,... nên loại bỏ để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. 

2. Nhận diện những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần hạn chế tối đa những loại thực phẩm gây hại như:

  • Thức ăn cay: đồ ăn cay sẽ gây kích thích dạ dày, giảm tiết dịch vị và giảm hoạt động của men tiêu hóa. Từ đó quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ khó khăn hơn và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

  • Thức uống có cồn, ga hoặc caffeine: thức uống chứa những chất này làm giãn cơ vòng thực quản, ứ đọng acid trong dạ dày và gây kích thích đường ruột. 

Uống nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Uống nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

  • Thực phẩm khó tiêu hóa: bánh kẹo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, socola,... gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hay nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm nếu bạn có hệ tiêu hóa không tốt.

  • Thức uống giải nhiệt như nước đá, nước ép lạnh, đá bào,... giúp hạ nhiệt cơ thể tốt nhưng không tốt với hệ tiêu hóa.

Áp dụng hiệu quả những cách bảo vệ hệ tiêu hóa trên giúp bạn có một đường ruột khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và cơ thể nhiều năng lượng mỗi ngày. Nếu gặp phải các rối loạn tiêu hóa, bệnh lý dạ dày đường ruột, hãy đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp