Xuất huyết dạ dày là bệnh cấp tính đường tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và cấp cứu sớm, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu và biến chứng khác. Do đó, hiểu để nhận biết dấu hiệu xuất huyết dạ dày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe bạn và những người xung quanh tốt hơn.
03/12/2021 | Điểm danh 4 triệu chứng xung huyết hang vị dạ dày điển hình 01/12/2021 | Dịch vị là gì và dạ dày bài tiết dịch vị như thế nào? 30/11/2021 | Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP và cách phòng ngừa
1. Nhận biết dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới chảy máu, khiến bạn nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bất cứ ai cũng có thể bị xuất huyết dạ dày, song thường gặp hơn ở nam giới uống nhiều rượu bia hoặc trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tiêu hóa.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng dạ dày rất nguy hiểm
Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết bằng những dấu hiệu bệnh điển hình sau:
1.1. Đau nghiêm trọng vùng thượng vị
Xuất huyết dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ gây những cơn đau vùng thượng vị (tương ứng vị trí của dạ dày) nghiêm trọng, lan rộng khắp vùng bụng. Cơn đau bụng dữ dội, căng cứng ổ bụng khiến mặt bệnh nhân tái nhợt, vã mồ hôi lạnh,… là những dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm.
1.2. Thay đổi sắc tố da
Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của bệnh lý ở dạ dày như viêm loét hay nhiễm trùng, vì thế khả năng chuyển hóa hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng. Trước đó người bệnh có thể đã bị xuất huyết nhẹ dẫn đến mất máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, da nhợt nhạt thiếu sức sống.
Nôn ra máu là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày
1.3. Buồn nôn, nôn ra máu
Buồn nôn và nôn ra máu là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của xuất huyết dạ dày mà hầu hết bệnh nhân nào cũng gặp phải. Đầu tiên là cảm giác đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, sau đó là nôn ra thức ăn kèm theo máu tươi hoặc máu đen.
Cần đặc biệt cẩn thận nếu có dấu hiệu nôn ra máu, nhất là khi lượng máu nhiều, nôn liên tục kèm theo mất nước sẽ gây nguy hiểm. Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để giảm nôn, bù nước và cầm máu.
1.4. Đi ngoài ra máu
Ngoài nôn ra máu thì đi ngoài ra máu với máu có màu đen như bã cà phê, ngoài ra phân có mùi khó chịu là triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm thì tình trạng xuất huyết càng nặng.
1.5. Dấu hiệu thiếu máu
Xuất huyết nhiều và kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu, một loạt các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp, vã mồ hôi,…
Các dấu hiệu trên xuất hiện có thể bạn đang bị xuất huyết dạ dày, hãy sớm đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.
2. Các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
TÌm hiểu về các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày giúp mỗi chúng ta có thể phòng bệnh hiệu quả, tránh chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, cụ thể như:
Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày
2.1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết khi viết loét ăn sâu vào các lớp cơ ở dạ dày, không tổn thương các mạch máu trong cơ. Thông thường khi bệnh nhẹ, chỉ các mao mạch nhỏ bị ảnh hưởng nên lượng máu chảy nhỏ, có thể tự cầm được và ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu xuất hiện ổ loét sâu, nhất là loét xơ chai ảnh hưởng đến động mạch sẽ gây chảy máu ồ ạt và khó cầm.
2.2. K dạ dày
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do K dạ dày thường gây tổn thương mạch máu tân sinh nên chảy máu dai dẳng, đôi khi khó cầm máu.
Viêm dạ dày cấp có thể biến chứng xuất huyết dạ dày, nguyên nhân có thể do:
-
Thuốc điều trị như Corticoid, Aspirin, AINS gây loét niêm mạc dạ dày trực tiếp hoặc làm giảm bảo vệ, tăng tiết HCl.
-
Hội chứng Ure máu cao: Gây viêm niêm mạc dạ dày, tăng tính thấm mao mạch.
-
Rượu làm tổn thương niêm mạc dạ dày trực tiếp dẫn đến phù nề và xuất huyết.
-
Stress: Những người bị stress nặng cũng thường gặp bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, trong đó nặng là tình trạng xuất huyết dạ dày. Trong đó có khoảng 10% xuất huyết dạ dày nặng do giảm bảo vệ, tăng tiết HCl.
-
Cúm: Nhiễm cúm gây viêm dạ dày cấp biến chứng.
-
Viêm mao mạch dị ứng trong hội chứng Schonlein - Henoch.
Xuất huyết dạ dày tá tràng có thể liên quan đến bệnh lý rối loạn đông máu
2.4. Bệnh lý về máu
Nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dạ dày có thể không chỉ là tổn thương ở dạ dày mà còn do bệnh lý ở máu như:
-
Sốt xuất huyết: Làm tổn thương thành mạch, giảm tiểu cầu và kết quả là máu chảy ồ ạt.
-
Suy tủy: Gây giảm tiểu cầu.
-
Xuất huyết giảm tiểu cầu: Làm giảm yếu tố VIII, IX, XI trong Hemophilie.
-
Suy gan nặng: Làm giảm prothrombin và các yếu tố đông máu, khiến xuất huyết dạ dày khó cầm.
-
Sử dụng thuốc kháng Vitamin K, thuốc kháng đông Heparin làm giảm yếu tố đông máu.
3. Xuất huyết dạ dày cần làm gì?
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày trên, người bệnh nên đi khám và nhập viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tìm vị trí ổ chảy máu và tiến hành cầm máu sớm, tránh biến chứng nguy hiểm do xuất huyết dạ dày.
Đặc biệt lưu ý không tự điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà bằng phương pháp điều trị dân gian không có cơ sở khoa học, mất máu quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân tử vong. Với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị tại nhà bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn HP, sẽ cần điều trị bằng liệu trình thuốc kháng sinh, thuốc làm lành vết loét.
Cần điều trị bằng kháng sinh nếu xuất huyết dạ dày liên quan đến khuẩn HP
Nắm được dấu hiệu xuất huyết dạ dày giúp bạn chủ động trong bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy bấm số hotline 1900 56 56 56 hoặc đến Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc để được hỗ trợ.