3 cách bổ sung kẽm cho trẻ cha mẹ nào cũng nên biết | Medlatec

3 cách bổ sung kẽm cho trẻ cha mẹ nào cũng nên biết

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ. Với sự có mặt của kẽm, cơ thể có thể tổng hợp protein, phát triển xương khỏe mạnh, trí não và cơ bắp tốt,… Do vậy, cần bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Đặc biệt chú ý đến các biểu hiện trẻ thiếu kẽm để bổ sung kịp thời, đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện.


15/12/2021 | Kẽm Zinc có tác dụng gì đối với cơ thể - Top 8 lợi ích ít người biết
03/12/2021 | Cha mẹ nên biết: kẽm có tác dụng gì với trẻ và bổ sung kẽm sao cho đúng
08/11/2021 | Gợi ý top 7+ thực phẩm bổ sung kẽm dễ tìm và thơm ngon

1. Kẽm có vai trò như thế nào với cơ thể trẻ?

Với biểu đồ dinh dưỡng của con người, kẽm là loại nguyên tố vi lượng song có vai trò quan trọng với nhiều hoạt động sống của cơ thể. Với thai nhi còn trong bụng mẹ, kẽm tham gia vào quá trình sản sinh tế bào giúp thai phát triển lớn dần, đầy đủ các cơ quan bộ phận. Ngoài ra, kẽm còn tham gia trong quá trình tổng hợp enzyme hoạt động trong hệ thống thủy phân, đồng hóa, vận chuyển, phản ứng sinh năng lượng hay gắn kết các chuỗi ADN.

Bổ sung kẽm cho trẻ

Kẽm có vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ

Có thể thấy, kẽm tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học quan trọng của cơ thể, sự thiếu hụt vi chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. 

Tùy vào mức độ thiếu hụt kẽm và các chức năng sau sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các bệnh lý tương ứng như:

  • Kẽm có nồng độ cao trong các vùng não như bó sợi noron thần kinh, vỏ não, vùng Hồi Hải Mã,… để phát triển thần kinh, thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí là bệnh tâm thần phân liệt.

  • Kẽm tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào, nhất là não bộ nên chức năng này bị ảnh hưởng khiến người bệnh hay ức chế, sinh cáu gắt.

  • Kẽm điều hòa chất vận chuyển thần kinh, thiếu hụt kẽm dễ dẫn đến rối loạn tập tính.

  • Kẽm điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết tố, giúp các quá trình, hoạt động sống trong cơ thể hoạt động trơn tru, dễ thích nghi với hoàn cảnh và các biến đổi của môi trường.

  • Kẽm giúp vị giác nhạy cảm hơn, do vậy thiếu hụt kém có thể gây chán ăn, chán bú sữa, ăn không ngon, trẻ dễ gặp phải các bệnh miệng họng.

 Trẻ đủ kẽm có thể ăn ngon miệng hơn

 Trẻ đủ kẽm có thể ăn ngon miệng hơn

  • Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp, bài tiết hormone tăng trưởng nên trẻ không được cung cấp đủ kẽm dễ suy yếu miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn nặng.

Do là nguyên tố vi lượng nên nếu chú ý trong chế độ dinh dưỡng, trẻ nhỏ và kể cả người trưởng thành sẽ được bổ sung đủ kẽm từ chế độ ăn hàng ngày. Từ đó các chức năng trên của kẽm cũng được đảm bảo, tạo nền tảng cho sức khỏe tốt hơn.

2. Bổ sung kẽm cho trẻ và phòng ngừa thiếu kẽm

Với trẻ nhỏ ở các giai đoạn, nhu cầu về kẽm hàng ngày là không giống nhau nên cũng cần bổ sung lượng phù hợp theo nhu cầu này. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi: Cần 5mg nguyên tố kẽm mỗi ngày.

  • Trẻ từ 4 - 13 tuổi: cần 10 mg nguyên tố kẽm mỗi ngày.

  • Với phụ nữ mang thai, nên bổ sung đủ 15 - 25 mg kẽm mỗi ngày để đảm bảo đủ cung cấp cho cơ thể mẹ cũng như truyền cho trẻ nhỏ.

Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào, từ các nguồn nào?

2.1. Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu về kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển trong thời gian này, với nguyên tố vi lượng kẽm cũng vậy. Trẻ giai đoạn này đã được cấp đủ kẽm, song mẹ cần lưu ý có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều kẽm để đảm bảo lượng kẽm có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho trẻ trong những tháng đầu đời

Sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho trẻ trong những tháng đầu đời

2.2. Bổ sung kẽm từ thực phẩm thiên nhiên cho trẻ

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm và các dinh dưỡng khác đã cao hơn nên cũng cần bổ sung thêm từ thực phẩm bên ngoài. Trong chế độ ăn hàng ngày¸ cần lưu ý đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ nhiều loại dưỡng chất kể cả vi lượng.

Các thực phẩm giàu kẽm nên có mặt trong các bữa ăn cho trẻ bao gồm: các loại cá, thịt, cua, tôm,… Theo nghiên cứu, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường có nguồn kẽm ít hơn động vật nên nếu trẻ thiếu kẽm, nên bổ sung sớm từ nguồn động vật là tốt hơn sau đó sẽ cân bằng giữa cả hai nguồn.

Ngoài kẽm thì chế độ ăn của trẻ cũng không thể thiếu chất xơ, Vitamin Ccác loại Vitamin khác để hấp thu và sử dụng kẽm hiệu quả hơn.

Với trẻ thiếu kẽm hoặc có nguy cơ thiếu kẽm, có thể xem xét bổ sung cho trẻ từ các thực phẩm tăng cường kẽm đặc biệt như sữa, chế phẩm Vitamin,…

2.3. Bổ sung kẽm từ thuốc và thực phẩm chức năng

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm khi trẻ thiếu kẽm, có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn cho dùng cho mẹ đang mang thai, cho con bú. Các loại thuốc chứa kẽm này chỉ nên dùng trong thời gian từ 2 - 3 tháng, sau đó bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên.

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng cho mẹ bầu

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng cho mẹ bầu

Cùng với bổ sung kẽm, cần bổ sung thêm vitamin C, A, B6 để tăng khả năng hấp thu và sử dụng kẽm của cơ thể.

3. Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ thiếu kẽm

Ngoài lưu ý về chế độ ăn đầy đủ kẽm, mẹ cũng cần quan sát phát hiện sớm khi trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm như sau để kịp thời đưa trẻ đi khám và bổ sung.

  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung.

  • Trẻ chậm phát triển thể chất, không chịu ăn, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa.

  • Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và lâu khỏi bệnh.

Ngoài ra, dấu hiệu thiếu kẽm thể hiện khá rõ ở các cơ quan bên ngoài như da, tóc móng, mắt hay niêm mạc miệng, âm hộ,… Tùy vào mức độ thiếu hụt kẽm mà triệu chứng có thể rõ ràng hoặc mờ nhạt, song cha mẹ không nên chủ quan cần đưa trẻ đi khám để khắc phục sớm tình trạng này.

Trẻ lười ăn, có triệu chứng thiếu kẽm cần đi khám để bổ sung sớm

Trẻ lười ăn, có triệu chứng thiếu kẽm cần đi khám để bổ sung sớm

Như vậy, bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng, giúp trẻ ăn ngọt, có chiều cao và cân nặng tốt, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển sau này. Nếu còn băn khoăn về bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách như thế nào, hãy liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp