U thần kinh thần nội tiết hình thành từ các tế bào thần kinh nội tiết chuyên biệt của cơ thể và có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể. Cần chẩn đoán u thần kinh nội tiết, xác định vị trí, phân loại, tính chất,… để phục vụ điều trị hiệu quả hơn.
29/07/2021 | Khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa? 27/07/2021 | Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 18/07/2021 | Bệnh lý thần kinh tự trị là gì? Có nguy hiểm không?
1. Có các dạng u thần kinh nội tiết nào?
U thần kinh nội tiết là các u bất thường phát triển từ các tế bào hệ thần kinh nội tiết chuyên biệt, do đó u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí hay cơ quan nào trên cơ thể.
U thần kinh nội tiết là một dạng bệnh ung thư phức tạp
Dựa trên vị trí u xuất hiện, người ta phân u thần kinh nội tiết thành nhiều loại, trong đó thường gặp gồm:
-
U thần kinh nội tiết ống tiêu hóa.
-
U thần kinh nội tiết phổi.
-
U thần kinh nội tiết tụy.
-
U thần kinh nội tiết ở tuyến thượng thận.
Ngoài ra, để phục vụ điều trị, u thần kinh nội tiết cũng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác như hình thái giải phẫu bệnh, tình trạng hoạt động, mức độ ác tính,…
2. Chẩn đoán u thần kinh nội tiết thế nào - 7 phương pháp phổ biến
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ cần bệnh nhân cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về tiền sử, biểu hiện bệnh. Sau khi khám lâm sàng cho kết quả nghi ngờ, bệnh nhân sẽ cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định loại chẩn đoán phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Bác sĩ cần khai thác thông tin biểu hiện và tiền sử bệnh liên quan đến u thần kinh nội tiết
2.1. Khai thác thông tin biểu hiện và tiền sử
Thông tin về triệu chứng cũng như tiền sử bệnh gia đình rất quan trọng trong chẩn đoán sơ bộ bệnh u thần kinh nội tiết. Mọi thông tin có thể có ích cho chẩn đoán, bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ như: yếu tố nguy cơ, triệu chứng gặp phải, vấn đề sức khỏe liên quan,… Đặc biệt, nếu bạn từng mắc đa u tuyến nội tiết type 1 thì hãy thông báo cho bác sĩ.
Yếu tố di truyền có liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh u thần kinh nội tiết, do đó nếu gia đình bạn có người mắc bệnh hoặc các dạng ung thư khác, hãy cung cấp cho bác sĩ chẩn đoán.
2.2. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ khám trực tiếp toàn bộ cơ thể, các cơ quan và tập trung hơn vào các cơ quan có dấu hiệu nghi ngờ. Kiểm tra phát hiện hạch bạch huyết bị sưng hoặc có dấu hiệu của khối u đang tăng sản xuất hormone là những thông tin quan trọng phục vụ chẩn đoán bệnh.
2.3. Xét nghiệm
Các xét nghiệm để chẩn đoán xác định cũng như đánh giá tình trạng u thần kinh nội tiết có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu
Kết quả xét nghiệm công thức máu có thể tiết lộ tình trạng thiếu máu do u thần kinh nội tiết gây xuất huyết mạn tính.
Xét nghiệm hóa sinh máu thường thực hiện trong chẩn đoán u thần kinh nội tiết
Xét nghiệm hóa sinh máu
Kết quả về tình trạng điện giải, nồng độ đường huyết bất thường giúp chẩn đoán u thần kinh nội tiết, tình trạng bệnh cũng như phân biệt với các bệnh lý dễ nhầm lẫn khác như: hội chứng Cushing, đái tháo đường, bệnh lý ở tụy,…
Xét nghiệm dấu ấn sinh hóa
Ở bệnh nhân u thần kinh nội tiết, tế bào bất thường có thể sản sinh ra protein và nội tiết tố đặc biệt, còn gọi là dấu ấn sinh hóa. Do đó, xét nghiệm máu tìm kiếm và phát hiện sự tăng lên bất thường của các dấu ấn sinh hóa này sẽ chỉ ra ra u thần kinh nội tiết đang tồn tại, phát triển hoặc hội chứng nội tiết khác.
Ngoài ra, dấu ấn sinh hóa cũng được kiểm tra trong xét nghiệm nước tiểu. Với bệnh nhân đã chẩn đoán xác định bệnh và điều trị, xét nghiệm định lượng dấu ấn sinh hóa có tác dụng trong theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát.
Các dấu ấn sinh hóa đặc trưng trong bệnh u thần kinh nội tiết bao gồm:
-
Chromogranin A: Protein có trong mô thần kinh nội tiết và tuần hoàn máu, nồng độ protein này tăng cao khi tồn tại u thần kinh nội tiết.
-
5 - HIAA: đây là chất sinh hóa được tạo thành từ serotonin, là chất chỉ điểm hội chứng Carcinoid hoặc cơn Carcinoid cấp gây ra.
-
Cortisol, Calcitonin, Gastrin, Somatostatin, Glucagon, Metanephrines,…
Chẩn đoán hình ảnh cung cấp vị trí và kích thước u thần kinh nội tiết
2.4. Chẩn đoán hình ảnh
Các kỹ thuật hình ảnh cũng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh u thần kinh nội tiết, xác định được vị trí và kích thước các u bất thường.
-
Siêu âm: Siêu âm với độ phân giải tương đối tốt, kết quả nhanh giúp phát hiện khối u cũng như tình trạng hoạt động của tim.
-
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh có độ phân giải cao nên cung cấp thông tin chẩn đoán u thần kinh nội tiết chi tiết hơn bao gồm sự tồn tại của khối u, vị trí của khối u, khối u đã di căn hay chưa, có khả năng phẫu thuật điều trị khối u không?...
-
Chụp MIBG: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt, bác sĩ sẽ đưa vào MIBG và dựa vào tín hiệu chất này trong cơ thể để xác định sự tồn tại cũng như vị trí của khối u thần kinh nội tiết. Chụp MIBG thường dùng trong chẩn đoán u tủy thượng thận.
-
Chụp Octreotide: Chẩn đoán hình ảnh này cũng dựa trên tín hiệu chất Octreotide - chất có khả năng gắn vào các thụ cảm thể trên bề mặt tế bào u thần kinh nội tiết. Do đó, khi chụp octreotide, bác sĩ có thể xác định được vị trí u thần kinh nội tiết, xác định được u đã di căn hay chưa cũng như các thông tin khác về bệnh.
-
Chụp xạ hình cắt lớp: Hình ảnh chụp cung cấp cũng giúp xác định vị trí khối u, tình trạng di căn cũng như các thông tin bệnh lý khác. Tuy nhiên, kỹ thuật này ít được chỉ định hơn các kỹ thuật hình ảnh khác, chỉ dùng khi hình ảnh chẩn đoán khác không cung cấp đủ thông tin hoặc không rõ ràng.
Sinh thiết cung cấp thông tin chẩn đoán xác định ung thư
2.5. Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán xác định u thần kinh nội tiết chính xác khi đã xác định được vị trí khối u. Bằng các kỹ thuật cận lâm sàng, bác sĩ sẽ can thiệp lấy mẫu mô khối u, sau đó giải phẫu bệnh để kiểm tra tính chất khối u là lành tính hay ác tính.
2.6. Kỹ thuật cận lâm sàng
Bệnh nhân u thần kinh nội tiết có thể chẩn đoán hỗ trợ bằng các phương pháp như: Nội soi phế quản, nội soi tiêu hóa, xạ hình xương,…
Chẩn đoán u thần kinh nội tiết cần kết hợp thăm hỏi triệu chứng, khám lâm sàng, xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán từ đơn giản đến phức tạp. Thông tin chẩn đoán có vai trò rất quan trọng trong điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị cũng như phát hiện tái phát.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.