​Cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ nhanh và kịp thời | Medlatec

​Cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ nhanh và kịp thời

Hiện tượng sốc phản vệ thường xảy ra khá nhanh chóng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Ngày nay, khá nhiều trẻ bị sốc phản vệ khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Khi gặp phải tình huống kể trên, cha mẹ nên xử lý sốc phản vệ cho bé như thế nào?


28/02/2022 | Tại sao bị sốc phản vệ? xử trí cấp cứu sốc phản vệ như thế nào?
15/02/2021 | Làm thế nào để xử trí sốc phản vệ đúng cách và hiệu quả
26/01/2021 | Sốc phản vệ và cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp
08/10/2020 | Sốc phản vệ là gì và nguy hiểm như thế nào?

1. Hiện tượng trẻ bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ được biết đến là một trong những hiện tượng khá nguy hiểm đối với tính mạng, chúng xảy ra khi dị nguyên tấn công vào cơ thể lần thứ hai. Trên thực tế, tình trạng sốc phản vệ được biết đến là một dạng phản ứng quá mẫn tức thì của cơ thể, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng. Chính vì thế chúng ta không thể chủ quan trước tình trạng này, đặc biệt là khi trẻ bị sốc phản vệ.

Cha mẹ không thể chủ quan khi trẻ bị sốc phản vệ

Cha mẹ không thể chủ quan khi trẻ bị sốc phản vệ

Các bác sĩ thường khuyên khích bệnh nhân phải theo dõi và chủ động điều trị sớm, bởi vì triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện rất nhanh chóng và tỷ lệ tử vong của người bệnh là rất cao. Đây là vấn đề đáng báo động, bởi vì trẻ nhỏ chưa thể tự theo dõi tình hình sức khỏe của mình và phát hiện các dấu hiệu sốc phản vệ. Đó là lý do vì sao tỷ lệ trẻ em tử vong vì sốc phản vệ cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

Trên thực tế, tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, đối với trẻ em thì đa phần các bé đều trên 6 tháng tuổi. Bởi vì, trẻ dưới 6 tháng tuổi hiếm khi tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không thể chủ quan, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tháng tuổi đã được ghi nhận bị sốc phản vệ.

Nếu bị sốc phản vệ do thức ăn, trẻ sẽ đối mặt với các triệu chứng sau khoảng 30 phút tiếp xúc với dị nguyên. Trong trường hợp phản vệ trước vết đốt của côn trùng, dấu hiệu bệnh xuất hiện khá nhanh chóng chỉ sau vài giây cho tới vài phút.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốc phản vệ?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: trẻ bị sốc phản vệ vì nguyên nhân nào? Nắm được thông tin này, cha mẹ sẽ chủ động bảo vệ trẻ, tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể kích thích phản vệ.

Côn trùng có thể kích thích cơ thể phản vệ

Côn trùng có thể kích thích cơ thể phản vệ

Các nghiên cứu cho thấy đa phần trẻ sốc phản vệ là do sử dụng thực phẩm và gây dị ứng. Trên thực tế, nhiều món ăn có khả năng khiến cơ thể của chúng ta phản vệ, trong đó có thể kể đến như: đậu phộng, hạt óc chó, tôm hoặc các loại trứng, sữa bò,… Cha mẹ nên theo dõi xem sau khi ăn các thực phẩm kể trên, bé có biểu hiện lạ hay không. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên chủ động đưa con đi khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu xảy ra. 

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị sốc phản vệ, ví dụ như thuốc kháng sinh amoxicillin, các loại thuốc thuốc nhóm penicillin. Chúng ta nên chủ động thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc của trẻ và hạn chế sử dụng những loại dược phẩm này.

Trẻ nhỏ có sở thích khám phá môi trường sống xung quanh và dễ bị côn trùng đốt trong lúc vui chơi. Nhiều loại côn trùng là tác nhân gây hiện tượng phản xạ, thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau vài giây đến vài phút kể từ khi trẻ bị côn trùng đốt. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé chơi ở môi trường sạch sẽ, không có nhiều muỗi, ong hoặc kiến…

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốc phản vệ

Các bậc phụ huynh khá quan tâm tới triệu chứng của trẻ bị sốc phản vệ để kịp thời phát hiện và xử trí. Chúng ta không nên bỏ qua dấu hiệu trẻ bỗng nhiên thở khò khè, khó thở hoặc gặp các vấn đề liên quan tới hoạt động của hệ hô hấp. Bên cạnh đó, nhiều bé phải đối mặt với tình trạng hoa mắt, chóng mặt, không tỉnh táo, kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc đau bụng.…

Trẻ bị sốc phản vệ có dấu hiệu như thế nào? 

Trẻ bị sốc phản vệ có dấu hiệu như thế nào? 

Khi sốc phản vệ, trẻ nhỏ trông khá mệt mỏi, da dẻ xanh xao hoặc đỏ bừng. Thậm chí, một số em có dấu hiệu phát ban hoặc mề đay, nói lắp nhiều và thường xuyên quấy khóc không rõ lý do. Khi phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa con đi khám và kịp thời điều trị, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

4. Cha mẹ nên xử lý sốc phản vệ cho trẻ như thế nào?

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc sơ cứu khi xử lý sốc phản vệ cho trẻ nhỏ. Nếu được sơ cứu kịp thời, đúng cách thì cơn nguy kích sẽ được kiểm soát, tính mạng của trẻ được bảo toàn. 

Các bác sĩ khuyến khích khi phát hiện trẻ bị sốc phản vệ, người lớn nên hỗ trợ bé không tiếp xúc với dị nguyên để tình trạng không trở nên tồi tệ hơn. Đối với trẻ nhỏ có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, chúng ta nên để trẻ nằm trong tư thế nghiêng người về bên trái, đồng thời kê chân cao hơn so với đầu. Đây là kinh nghiệm ít người biết khi sơ cứu cho trẻ nhỏ bị sốc phản vệ.

Nếu có thể, chúng ta nên tiêm thuốc Adrenalin trực tiếp vào bắp tay của bé, loại thuốc này có tác dụng ổn định huyết áp và kiểm soát các triệu chứng sốc phản vệ tương đối tốt. Tùy vào cân nặng của trẻ, cha mẹ sẽ tiêm Adrenalin với liều lượng thích hợp chứ không nên lạm dụng dược phẩm này. Chúng ta có thể tiêm nhắc lại thuốc sau khoảng 5 phút, như vậy chỉ số huyết áp sẽ dần trở về trạng thái ổn định.

Trẻ sốc phản vệ cần được tiêm Adrenalin để ổn định huyết áp

Trẻ sốc phản vệ cần được tiêm Adrenalin để ổn định huyết áp

Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi cấp cứu sau khi đã kiểm soát được huyết áp và nhịp thở. Các bác sĩ với chuyên môn và kinh nghiệm điều trị cho trẻ bị sốc phản vệ sẽ có các biện pháp xử lý khoa học và kịp thời.

5. Địa chỉ cấp cứu dành cho trẻ sốc phản vệ

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín và có nhiều năm kinh nghiêm trong việc xử lý sốc phản vệ cho trẻ nhỏ. Tính đến nay, bệnh viện đã hoạt động 26 năm và sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất tại bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ và hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu khám, điều trị bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có 26 năm kinh nghiệm hoạt động

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có 26 năm kinh nghiệm hoạt động

Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới những kinh nghiệm bổ ích giúp các bậc phụ huynh kịp thời xử lý khi phát hiện trẻ bị sốc phản vệ. Đây là việc làm cần thiết giúp bảo toàn tính mạng của bệnh nhân, hạn chế những diễn biến xấu xảy ra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp