Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này vì đây là bệnh mãn tính không thể trị dứt điểm và có nhiều biến chứng. Chính vì thế, trong bài viết này, Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường nhé.
22/05/2021 | Chuyên gia chia sẻ những mẹo ngừa tiểu đường hiệu quả 19/05/2021 | Những dấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đường điển hình nhất 18/05/2021 | Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường là do đâu và cần làm gì 23/04/2021 | Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là thuật ngữ y khoa của nhóm bệnh mãn tính liên quan đến những bất thường về lượng đường trong máu. Đây là căn bệnh thường gặp và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Để giải thích về bệnh tiểu đường thì có 2 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm chính là glucose và insulin. Glucose là hoạt chất đường có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cụ thể đây là nguồn năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, đặc biệt là đối với tế bào não. Glucose được nạp chủ yếu qua đường ăn uống cụ thể là các loại đường sử dụng trong nấu ăn, trái cây, rau củ,…
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là biểu hiện của việc lượng glucose trong máu vượt mức cho phép và nguyên nhân chính là cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với chất insulin. Insulin là một chất giúp chuyển hóa đường trong máu để đưa vào tế bào. Nếu trường hợp cơ thể chúng ta thiếu hụt hoặc các insulin này gặp các vấn đề nên không thể hoạt động bình thường sẽ khiến lượng đường không thể chuyển hóa tối ưu tạo ra lượng dư glucose trong máu.
Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng các biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như tim, thận, gan, thần kinh, não,… Người mắc bệnh tiểu đường khó điều trị dứt điểm nên thường phải cẩn trọng trong chế độ sinh hoạt, ăn uống để tránh các biến chứng.
2. Phân loại bệnh tiểu đường
-
Đái tháo đường type 1: Khi lượng đường huyết trong máu vượt 125mg/dL thì đây là giai đoạn người bệnh được chẩn đoán tiểu đường type 1. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh xuất hiện phản ứng tự miễn khiến cho việc sản xuất insulin không đạt hiệu quả hoặc thiếu hụt. Và cách để giúp điều chỉnh tình trạng này thì các bệnh nhận sẽ được sử dụng insulin nhân tạo dưới dạng viên cùng các loại thuốc đi kèm khác.
-
Đái tháo đường type 2: Người bệnh đái tháo đường thường phát hiện khi ở giai đoạn này vì những ảnh hưởng của việc dư đường trong máu đã có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Ở giai đoạn này, có thể vẫn sản sinh ra insulin nhưng hoạt chất này lại không tạo ra phản ứng chuyển hóa đường do các tế bào kháng insulin hoàn toàn. Khi bệnh nhân đái tháo đường type 2 sẽ được cung cấp insulin dưới dạng đường tiêm hàng ngày hoặc dạng viên với liều cao hơn.
-
Tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng thường gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Do những thay đổi về nội tiết tố khiến cho tế bào không còn nhạy cảm với insulin so với trước khi mang thai. Tình trạng này có thể kéo dài hết thai kỳ và sau đó hoặc có một số phụ nữ mang thai chỉ mắc tiểu đường thai kỳ trong một giai đoạn ngắn. Ngoài ra một số phụ nữ mang thai cũng không mắc hiện tượng này. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt, cơ địa thay đổi nội tiết tố,…
3. Dấu hiệu nhận biết người đang mắc bệnh tiểu đường
-
Thường xuyên có cảm giác thấy đói và khát nước đặc biệt là thèm ăn những món ăn nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, các loại tinh bột như bánh mì, hủ tiếu, mì,…
Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tiểu đường
-
Sụt cân bất thường mặc dù không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.
-
Thường xuyên đi tiểu và có hiện tượng kiến bu xung quanh nước tiểu nếu để 1 thời gian từ 15 - 20 phút.
-
Hạn chế khả năng nhìn của mắt, biểu hiện dễ thấy là nhìn mờ, hoa mắt,…
-
Dấu hiệu mệt mỏi thường xuyên, buồn ngủ, uể oải,…
-
Các vết thương hở khó lành hoặc có dấu hiệu lở loét nghiêm trọng hơn.
-
Đối với nam giới còn có thể xuất hiện triệu chứng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
-
Đối với nữ sẽ dễ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, khô da, vùng sinh dục thường có nấm men,…
4. Các biến chứng của bệnh tiểu đường
4.1. Biến chứng mạn tính
-
Bệnh về mắt: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến hệ thống mao mạch ở phần đáy nhãn cầu bị tổn thương. Điều này khiến cho thị lực của người bệnh tiểu đường có dấu hiệu suy giảm theo cấp độ bệnh. Những biến chứng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,... thậm chí mất thị lực có tỷ lệ xuất hiện ở bệnh nhân này cao hơn.
-
Bệnh về thận: Các vi mạch máu trong thận bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu mất cân bằng làm cho hiệu quả lọc thận kém hiệu quả. Chứng suy thận là một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường về phương diện mạn tính
-
Bệnh về thần kinh: Một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là các dấu hiệu liên quan đến thần kinh như tê bì tay chân, thường xuyên tiết mồ hôi, chóng mặt,…
-
Bệnh về tim mạch: Khi bệnh tim mạch gây ra những biến chứng đối với các bộ phận trong cơ thể sẽ ảnh hưởng hệ lụy đến chức năng hoạt động của tim. Dễ gặp nhất chính là rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp,…
-
Biến chứng nhiễm trùng: Khi đường trong máu cao khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và không thể tạo ra lớp rào chắn bảo vệ khỏi vi khuẩn, vi rút. Chính vì thế, người mắc bệnh tiểu đường thường dễ gặp nhiễm trùng ở các vết thương hở hoặc bên trong cơ thể.
4.2. Biến chứng cấp tính
-
Do hạ đường huyết đột ngột dưới mức giới hạn khoảng 3.6 mmol/l thường do người bệnh sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống thiếu chất, sử dụng nhiều chất kích thích khi điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là tay chân bủn rủn, xây sẩy, chóng mặt, bụng đói cồn cào, tim đập nhanh,…
Các biến chứng của bệnh tiểu đường về phương diện cấp tính
-
Đường huyết tăng không kiểm soát gây hôn mê: là biến chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Nhiễm toan ceton hoặc hội chứng hyperosmolar do tiểu đường là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này máu sẽ bị cô đặc do chứa nhiều đường và chúng sẽ đi vào nước tiểu tạo ra sự đào thải nước ra khỏi cơ thể. Vì thế, cơ thể bị thiếu nước, mất năng lượng và rơi vào trạng thái hôn mê.
5. Cách phòng ngừa sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường
-
Thay đổi chế độ ăn uống cân bằng giữa các chất dinh dưỡng với nhau và hạn chế tối đa lượng tinh bột từ các loại thực phẩm từ bột mì như bánh mì, mì, gạo trắng, hủ tiếu, phở,…
Cách phòng ngừa sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường
-
Tăng cường chất xơ và những loại trái cây ít đường như cam, bơ, bưởi,…
-
Hạn chế uống các loại nước chứa nhiều đường như như nước ngọt, mật ong, cà phê sữa, sữa tươi,… Nên sử dụng trà xanh hoặc nước lọc để giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn hoặc thay thế bằng đường ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường.
-
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể và tạo ra sức đề kháng giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
-
Theo dõi sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn, liều lượng chỉ dẫn.
-
Có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng dành cho người đái tháo đường, tuy nhiên nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Những thông tin trong bài viết trên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chắc hẳn đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn y khoa về bệnh đái tháo đường cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn có thêm những thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 565656 nhé.