Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà | Medlatec

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Kiểm tra đường huyết tại nhà một cách rất tốt để bạn chủ động chăm sóc, bảo vệ và xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe của mình, đặc biệt đây là việc rất nên làm đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn và hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm tra đường huyết tại nhà.


06/04/2021 | Mách bạn mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày

1. Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường có sự khác biệt thế nào so với những người khỏe mạnh?

1.1. Ở người khỏe mạnh

Ở những người trưởng thành khỏe mạnh thì chỉ số đường huyết thường nhu sau: 

  • Trước khi ăn: Đường huyết đạt 4.4 đến 7.2 mmol/L 

  • Từ khoảng 1 đến 2 giờ (tính từ lúc bắt đầu ăn): Chỉ số đường huyết ít hơn 10 mmol/L.

cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Người bệnh nên được thường xuyên kiểm tra đường huyết

Đối với phụ nữ đang mang thai:

  • Trước bữa ăn, chỉ số đường huyết thấp hơn 5.3 mmol/L. 

  • 1 tiếng sau ăn thấp hơn hoặc bằng 7.8 mmol/L.

  • 2 tiếng sau ăn thấp hơn hoặc bằng 6.7 mmol/L. 

1.2. Ở bệnh nhân tiểu đường

Nhịn ăn trong khoảng 8 tiếng: Chỉ số đường huyết lúc đói sẽ lớn hơn 7 mmol/L. Bệnh nhân cần được đo liên tiếp nhiều lần để được chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất. Nếu những lần đo lại tiếp theo, chỉ số thấp hơn 6,1 mmol/L, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Người bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên

Người bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên

Chỉ số đường huyết lúc đói từ 6,1-7 mmol/L được cho là tình trạng rối loạn tiểu đường khi đói. Với những trường hợp này, bạn cần thay đổi một chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động phù hợp để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường đang điều trị nội khoa (sử dụng thuốc), người bệnh trở về mức chỉ số ổn định cho thấy hiệu quả điều trị tốt. Ngược lại, nếu chỉ số đường huyết của bệnh nhân cao hơn hay thấp hơn bình thường, thì bệnh nhân cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị hoặc thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Tăng hoặc hạ đường huyết quá mức đều gây nguy hiểm cho bệnh nhân. 

2. Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra đường huyết với tần suất như thế nào?

Bệnh nhân mắc tiểu đường thì luôn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, do nguyên nhân chính là tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng chức năng. 

Chỉ số đường huyết thay đổi trước và sau ăn

Chỉ số đường huyết thay đổi trước và sau ăn

Đối với người bệnh tiểu đường type 1: Bệnh nhân cần thử đường huyết 3 lần mỗi ngày. Đây là bước quan trọng để theo dõi quá trình điều trị, đồng thời can thiệp kịp thời nếu có những sự thay đổi bất thường trong cơ thể người bệnh. 

Đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết vào những mốc thời gian trong ngày như sau: 

  • Trước các bữa ăn: Ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều.

  • Khoảng 1 đến 2 tiếng sau các bữa ăn chính (sáng, trưa, chiều).

  • Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ.

  • Kiểm tra vào thời điểm nghi ngờ cơ thể đang bị hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm tra đường huyết trong những tình huống sau: 

Khi nghi ngờ cơ thể đang bị hạ hoặc tăng đường huyết. 

Cần kiểm tra đối với những bệnh nhân phải thay đổi thuốc điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng. 

Bệnh nhân áp dụng chế độ dinh dưỡng mới hoặc chế độ tập luyện mới cũng nên kiểm tra đường huyết. 

Nên kiểm tra trước, sau khi tập thể dục.

Trước khi tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ, chẳng hạn như lái xe,... cũng nên thử đường huyết. 

Phụ nữ mang thai hay đang gặp phải một bệnh lý nào đó cũng nên thử đường huyết.

Nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về tần suất cũng như thời điểm kiểm tra đường huyết. 

3. Cách kiểm tra đường huyết tại nhà bạn có thể tham khảo

3.1. Hướng dẫn chi tiết về phương pháp kiểm tra đường huyết tại nhà

Trước hết, bạn cần đảm bảo vệ sinh, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện kiểm tra đường huyết. Lấy kim và lắp vào ống hút, xoa nhẹ đầu ngón tay và thực hiện lấy máu. Sau đó, bạn nhỏ máu lên phần que thử để máy thực hiện đo kết quả. Đồng thời, cầm máu bằng cách dùng khăn sạch để ấn vào đầu ngón tay vừa lấy máu. Sau khi sử dụng, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đo. 

Bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

3.2. Thử đường huyết tại nhà cần lưu ý những gì

Để có được kết quả thử đường huyết tại nhà chính xác, bạn cần lưu ý những điều sau: 

Trước khi quyết định tự thử đường huyết tại nhà cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Cần ghi kết quả rõ ràng, cần thận để có cơ sở theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. 

Nên đo theo định kỳ, không cần thiết đo liên tục.

Việc kiểm tra đường huyết sẽ là cần thiết và được thực hiện định kỳ đối với bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, mỗi bệnh nhân cần lưu ý, nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay, không nên chỉ đo ở một ngón tay. Đồng thời, trong trường hợp bị đau nhức tay thì không nên lấy máu kiểm tra. 

Lưu ý không nên sử dụng lại các que thử vì hành động này có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, những que đã qua sử dụng thì độ chính xác sẽ không cao. 

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự cần thiết của việc kiểm tra đường huyết đối với các bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó là những hướng dẫn rất chi tiết để bệnh nhân có thể biết cách kiểm tra đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan mà vẫn cần tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời báo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường. 

Hãy gọi đến số 190056565656, để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp