Uốn ván là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều kịp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh uốn ván, những triệu chứng của bệnh cũng như các phương pháp xét nghiệm uốn ván giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
07/02/2020 | Xét nghiệm uốn ván giúp chẩn đoán bệnh uốn ván nhanh nhất 20/11/2019 | Tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai - Mẹ yên tâm trong suốt thai kỳ 13/11/2019 | Vắc xin uốn ván và những điều cần biết không thể bỏ qua 25/10/2019 | Tầm quan trọng của vắc xin ngừa uốn ván
1. Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván hay còn có tên gọi khác là bệnh “cứng hàm” do đây là một trong những triệu chứng đặc thù của bệnh. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clostridium Tetani, loại vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể súc vật như bò, trâu, heo và cả cơ thể người. Ngoài ra, vi khuẩn Clostridium Tetani cũng sống trong phân bón, đất và bụi bẩn.
Cứng hàm là một trong những triệu chứng đặc thù của Bệnh uốn ván
Vi khuẩn gây Uốn ván có khả năng thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, sau đó phát triển và sản xuất ra ngoại độc gây độc cho hệ thần kinh. Bệnh có những biểu hiện ban đầu là những cơn co cứng kèm theo tình trạng đau nhức dữ dội. Trước tiên là cơ mặt, cơ hàm, cơ gáy dần dần là đến cơ toàn thân. Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
2. Triệu chứng của bệnh uốn ván ở từng nhóm đối tượng
2.1. Ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng của bệnh uốn ván có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3 - 28 ngày sau sinh. Biểu hiện ban đầu là trẻ không bú được do bị cứng hàm, sau đó là ưỡn cong người và bị co cứng toàn thân.
2.2. Ở người lớn và trẻ em
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván gây ra các cơn co thắt cơ và ảnh hưởng đến các bộ phận khác như cổ, ngực, bụng, lưng và mông khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Tùy thuộc vào vị trí nhóm cơ bị co cứng mà người bệnh sẽ có những biểu hiện về tư thế khác nhau như cong người sang một bên, cong ưỡn người ra sau hoặc gập người về phía trước. Cơ nhai và cơ mặt bị co cứng khiến nét mặt của bệnh nhân nhìn giống cười nhăn. Các cơn co giật diễn ra khi gặp tác nhân kích thích như va chạm, ánh sáng chói,...
Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng nhiều ngày đến vài tuần. Khi bệnh diễn biến trầm trọng có thể dẫn đến co cơ hô hấp, suy hô hấp và tử vong.
Uốn ván có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp
3. Xét nghiệm uốn ván bao gồm những gì?
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào khám thực thể và bệnh sử để đưa ra chẩn đoán bệnh uốn ván. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm như xét nghiệm CRP, PCT, xét nghiệm công thức máu toàn phần hoặc xét nghiệm phân tích và nhận dạng vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm từ vết thương.
So với các bệnh nhiễm khuẩn/nhiễm trùng khác, uốn ván có biểu hiện đặc trưng nên dễ nhận biết hơn. Việc chẩn đoán uốn ván phần lớn dựa vào lịch sử bệnh và thăm khám lâm sàng với các yếu tố có nguy cơ cao gây uốn ván như tổn thương do kim loại bị rỉ sét gây ra (như sắt, đinh,...).
Xét nghiệm uốn ván cũng có thể được tiến hành thông qua việc định lượng kháng thể kháng độc tố uốn ván tồn tại trong huyết thanh của người bệnh. Khi kết quả xét nghiệm uốn ván trên 0,01 đơn vị/dl thì có nghĩa là người đó đã mắc bệnh uốn ván. Mặc dù vậy, hầu như không sẵn có ở các cơ sở y tế thông thường nên bệnh nhân khó được tiếp cận đến xét nghiệm này.
Một số xét nghiệm uốn ván có thể được chỉ định như:
- Xét nghiệm CRP hoặc PCT: khi cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn uốn ván thì có thể gây ra các phản ứng viêm, từ đó làm tăng nồng độ CRP và PCT trong máu.
- Xét nghiệm công thức máu ngoại vi: khi có sự nhiễm trùng thì bạch cầu sẽ tăng cao và có thể tăng cao về số lượng và tỷ lệ bạch cầu trung tính.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán uốn ván chính xác
4. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả
Tiêm vaccine phòng bệnh là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả nhất. Vaccin này thường được tiêm dưới dạng kết hợp 3 loại uốn ván - bạch hầu - ho gà.
Để hạn chế được tối đa bệnh uốn ván, khi có vết thương hở, người bệnh cần có những cách xử lý phù hợp.
4.1. Làm sạch
Trước hết cần giữ vết thương được sạch sẽ bằng cách rửa kỹ vết thương và vùng xung quanh với nước sạch hoặc xà phòng. Trường hợp vết thương bị dính đất cát thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và làm các xét nghiệm phòng ngừa nhiễm vi khuẩn uốn ván.
4.2. Bôi thuốc
Sau khi làm sạch vết thương, bôi một lớp mỏng thuốc kháng sinh lên (thường là thuốc dạng mỡ. Mặc dù thuốc kháng sinh không giúp làm lành vết thương nhanh hơn nhưng rất hữu ích trong việc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương sau khi đã sát trùng
4.3. Băng bó
Vết thương sau khi bôi thuốc cần được băng bó cẩn thận và sạch sẽ để ngăn vi khuẩn xâm nhập. Băng vết thương đến khi đóng vảy thì có tháo ra. Tuy nhiên nên lưu ý thay băng thường xuyên (1 lần/ngày hoặc khi băng bị bẩn, ướt).
5. Cách thức điều trị bệnh uốn ván
Nếu được tiêm vaccine phòng ngừa thì sẽ hạn chế tối đa được bệnh uốn ván. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh uốn ván thì cần có những phương thức điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh cụ thể.
Nếu vết thương đã được sát khuẩn nhưng người bệnh vẫn xuất hiện một số triệu chứng nhẹ thì có thể tiêm Globin miễn dịch trong vòng 2 giờ kể từ khi triệu chứng khởi phát. Globin là một loại thuốc giải độc và kháng độc tố nhằm trung hòa và ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván tới thần kinh.
Khi xuất hiện các triệu chứng co cơ như co thắt cơ bắp thì cần được điều trị bằng thuốc giãn cơ Ativan hoặc Valium. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tận gốc nguồn sản sinh độc tố trong trường hợp nghi ngờ vi khuẩn tiết ra chất độc vẫn còn sống sót.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp thì cần đặt máy thở để điều hòa nhịp thở của người bệnh. Sau đó kết hợp với tăng cường dinh dưỡng, điện giải, bù nước bằng đường truyền dịch.
Bệnh nhân sau khi được điều trị phục hồi vẫn cần tiêm vaccine miễn dịch chủ động.
6. Xét nghiệm uốn ván cần thực hiện đúng lúc và kịp thời
Bệnh uốn ván tuy có thể dễ dàng phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi có bất cứ nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, người bệnh nên đi khám và làm xét nghiệm uốn ván càng sớm càng tốt.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn để thăm khám và điều trị uốn ván. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và hết lòng tận tâm vì bệnh nhân, chắc chắn sẽ đem lại sức khỏe và sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.