Xét nghiệm tuyến yên là việc tiến hành các xét nghiệm để thăm dò chức năng cũng như hình thái của tuyến yên. Xét nghiệm u tuyến yên nhằm phát hiện vị trí, kích thước cũng như những ảnh hưởng của khối u trong tuyến yên. Vậy xét nghiệm này cần cho những đối tượng nào, có thật sự cần thiết không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
18/12/2019 | Giải đáp thắc mắc: U tuyến yên gây vô sinh hay không? 17/10/2019 | U tuyến yên và các xét nghiệm u tuyến yên là gì? 30/08/2019 | Giải đáp thắc mắc về u tuyến yên gây vô sinh hay không 07/05/2015 | 9 dấu hiệu có thể bạn đã mắc bệnh u tuyến yên
1. Xét nghiệm u tuyến yên là gì?
Xét nghiệm u tuyến yên gồm các xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện sự hình thành và phát triển khối u nằm trong tuyến yên có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ giữ chức năng điều hòa bài tiết của các hormone từ các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận.
Vị trí của tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm - nơi chỉ đạo hầu hết các tuyến nội tiết khác
2. Khi nào cần làm xét nghiệm u tuyến yên?
Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Tùy thuộc vào loại nội tiết tố, kích thước, vị trí, mức độ mà người bệnh có các dấu hiệu khác nhau. Trong đó, khi người bệnh có 3 nhóm dấu hiệu dưới đây thì cần làm xét nghiệm u tuyến yên:
2.1 Rối loạn nội tiết:
- Đối với nữ giới: Người bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh thậm chí là vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai.
- Đối với nam giới: Biểu hiện giảm ham muốn tình dục, giảm hoặc mất cương, khó khăn trong việc sinh hoạt vợ chồng.
Ngoài ra, người bệnh có thể có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán dô, mắt to, bàn chân, ngón chân to lên bất thường do hiện tượng tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng.
2.2 Rối loạn thị giác:
Người bệnh có những triệu chứng rối loạn thị giác như: nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh gần ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương, lác mắt, tê bì mặt,...
Khi có dấu hiệu rối loạn thị giác thì cần đi kiểm tra thị lực và yêu cầu xét nghiệm tuyến yên nếu có thêm các triệu chứng rối loạn nội tiết đi kèm
2.3 Tăng áp lực trong sọ:
Người bệnh có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức hay có thể là hôn mê. Đây là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm.
3. Xét nghiệm u tuyến yên để chẩn đoán bệnh như thế nào?
Thăm khám lâm sàng ghi nhận các vấn đề về rối loạn thị giác như mất thị trường ngoại vị, hoặc mất thị giác ở một số vùng của thị trường.
Các xét nghiệm u tuyến yên sau thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh:
Xét nghiệm u tuyến yên bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ giúp xác định chính xác vị trí, kích thước của khối u.
3.1 Các xét nghiệm về chức năng nội tiết
Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá chức năng và hoạt động của tuyến yên có bình thường hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định về bệnh lý.
Lượng cortisol:
Kết quả xét nghiệm u tuyến yên thông qua xét nghiệm máu có thể đánh giá được một phần đặc hiệu của trục hạ hồi, tuyến yên, thượng thận.
Lượng hormone kích thích nang noãn (FSH).
Lượng yếu tố tăng trưởng insulin.
Lượng Luteinizing hormone (LH) - Hormone được tiết bởi thùy trước tuyến yên, kích thích sự rụng trứng ở nữ giới và tiết androgen ở nam giới.
Lượng prolactin máu.
Lượng testosterone/estradiol máu.
Lượng hormone tuyến giáp: T4 tự do, TSH.
3.2 Các xét nghiệm khác
Để xác định những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác cần tiến hành kiểm tra thị lực của người bệnh.
Chụp cộng hưởng từ để xác định vị trí, kích thước của khối u.
4. Kết quả xét nghiệm u tuyến yên nói lên điều gì?
U tuyến yên thường không phải là ung thư, do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi phát triển đến một kích thước nhất định, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh, mạch máu não quan trọng.
Tùy thuộc vào kích thước và tính chất của khối u sau khi làm xét nghiệm u tuyến yên các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Việc phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường rất cần thiết, đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác. Xạ trị cũng được áp dụng để giảm thể tích khối u, có thể kết hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc chỉ sử dụng xạ trị ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
5. Các biến chứng có thể gặp và biện pháp phòng ngừa bệnh u tuyến yên là gì?
Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp là tình trạng mất thị lực hoàn toàn, xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.
Chính khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn và cần được xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormone.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi kết quả xét nghiệm u tuyến yên đối với người đang điều trị bệnh và phát hiện bệnh đối với người bình thường.
Để phòng ngừa, trước hết cần thay đổi thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau:
-
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh thì người bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
-
Không tùy ý sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
-
Thăm khám kịp thời khi có bất kỳ các biểu hiện nào của bệnh.
Đa số các bệnh lý không có triệu chứng điển hình rõ rệt ngay giai đoạn đầu thường được phát hiện thông qua các kỳ khám sức khỏe. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ nói chung là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn, người thân và xã hội. Đối với xét nghiệm u tuyến yên nói riêng thì khi có những biểu hiện bất thường về thị giác, đau đầu, buồn nôn và/hoặc nôn, mệt mỏi hoặc mau mệt hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở xét nghiệm uy tín để sớm xác định được tình trạng bệnh đã hoặc đang mắc phải.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những bệnh viện có hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại với hơn 12 cơ sở có mặt trên cả nước sẵn sàng phục vụ bạn dù bạn ở bất cứ đâu. Dịch vụ lấy mẫu tại nhà - tiết kiệm thời gian kết hợp cùng chi phí hợp lý sẽ cung cấp kết quả kịp thời và chính xác nhất cho bạn. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành sẽ cung cấp lộ trình điều trị bệnh tối ưu dành cho bạn. Liên hệ hotline 1900 56 56 56 ngay để nhận được tư vấn chi tiết.