Các bệnh cường giáp luôn gây nhiều ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của con người. Bệnh Basedow là bệnh cường giáp thường gặp nhất, rất khó để chẩn đoán chính xác và điều trị sớm bệnh. Xét nghiệm TRAb là phương pháp xét nghiệm mới, độ nhạy cao được đưa vào chẩn đoán Bệnh Basedow.
1. Xét nghiệm TRAb là gì?
Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow.
Ba loại tự kháng thể xuất hiện trong bệnh Basedow là TRSAb (Kích thích), TRBAb (Ức chế) và TRNAb (Trung gian), cấu trúc phân tử của chúng có điểm khác nhau dẫn đến cách gắn của chúng với thụ thể của TSH tại màng tế bào tuyến giáp khác nhau.
Mặc dù TRAb tồn tại 3 dạng như đã nêu ở trên song TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp. Chỉ có TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại.
Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb.
Xét nghiệm TRAb hiện nay được đưa vào tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh Basedow.
Bệnh Basedow là bệnh cường giáp thường gặp
2. Xét nghiệm TRAb trong chẩn đoán bệnh Basedow
Basedow là một bệnh lý nội tiết khá thường gặp, chiếm đến 90% các trường hợp bệnh cường giáp. Bệnh nhân Basedow có tuyến giáp bài tiết quá nhiều hormone T3, T4 so với nhu cầu cơ thể, gây nhiễm độc giáp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra Basedow nhưng nguyên nhân được nhiều y bác sỹ thừa nhận là coi đây là bệnh tự miễn dịch, do yếu tố di truyền và môi trường kết hợp. Khi cơ thể mất khả năng miễn dịch với kháng nguyên tuyến giáp, sẽ dẫn tới phản ứng miễn dịch chống lại tuyến giáp, hậu quả là bệnh Basedow.
Trong bệnh Basedow, người ta thấy có tự kháng nguyên HLA nhóm 2 xuất hiện trên bề mặt tuyến giáp. Kháng nguyên này kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, sản xuất tự kháng thể chống lại nó. Đây chính là điểm quan trọng gây ra bệnh Basedow.
Tự kháng nguyên HLA nhóm 2 xuất hiện tại thụ thể TSH là chủ yếu, nên sẽ cạnh tranh với TSH tại TSHR, nên gọi là TRAb. Ngoài ra, TSHR cũng xuất hiện ở nhiều mô khác như: nguyên bào sợi, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào tủy xương, tế bào tuyến yên, tế bào lympho… Ở đâu xuất hiện TSHR thì ở đó sẽ sản xuất tự kháng thể TRAb, có thể định lượng mức độ ở nồng độ xuất hiện trong máu.
Tự kháng thể TRAb cạnh tranh với TSHR
Bệnh Basedow gây nhiều biến chứng nặng, làm tổn thương mắt, tim mạch, gây những cơn nhiễm độc giáp cấp, suy kiệt… Nếu có thể phát hiện sớm bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ có thể ngăn chặn bệnh. Song việc chẩn đoán Basedow là rất khó khăn, bởi hay nhầm với các bệnh cường giáp khác.
3. Xét nghiệm TRAb được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm định lượng TRAb được chỉ định trong các trường hợp sau:
+ Chẩn đoán xác định bệnh Basedow.
+ Chẩn đoán phân biệt Basedow với các bệnh cường giáp khác.
+ Theo dõi quá trình điều trị Basedow.
+ Phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
Giá trị tham chiếu là < 1.75 UI/L.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng của mức độ bất thường kích thích tố tuyến giáp, nguyên nhân nghi ngờ là bệnh tự miễn dịch thì xét nghiệm TRAb là cần thiết. Cụ thể:
Mức độ thấp kích thích tố tuyến giáp
Rối loạn này gây các triệu chứng: Rụng tóc, Táo bón, bướu cổ, da khô, tăng cân, mệt mỏi, không chịu được lạnh.
Mức độ cao hormone tuyến giáp
Rối loạn này gây các triệu chứng: Lo âu, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó ngủ, mắt lồi, sụt cân đột ngột, tay run…
Xét nghiệm TRAb ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch (Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto) hoặc có rối loạn tự miễn liên quan đến tuyến giáp thì cần sớm xét nghiệm Trab và các xét nghiệm định lượng tuyến giáp khác trong thai kỳ và trước khi kết thúc thai kỳ. Điều này giúp bác sỹ xác định xem thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tuyến giáp hay không.
4. Cơ sở của phương pháp xét nghiệm TRAb
Xét nghiệm định lượng TRAb hiện nay được thực hiện thông qua cạnh tranh gắn kết Receptor của TSH. Công nghệ thực hiện thì thay đổi theo sự phát triển của y học, ở đây sẽ trình bày định lượng TRAb trên công nghệ điện hóa phát quang ECLIA.
Công nghệ ECLIA sử dụng chất phát quang [Ru(bys)32+] và Tripopylamine (TPA) để định lượng cạnh tranh gắn kết, thực hiện như sau:
- Giai đoạn 1: Đưa huyết thanh bệnh nhân vào buồng phản ứng cùng thuốc thử phức hợp TSHR-TRAb*.
- Giai đoạn 2: Đưa thuốc thử chứa kháng thể đơn dòng TSHR gắn chất đánh dấu Ruthenium để tạo cạnh tranh với Trab trong mẫu thử.
- Giai đoạn 3: Thêm vi hạt Streptavidin vào phản ứng để chúng gắn lên cả 2 phức hợp *TRAb-TSHR-TRAb* và *TRAb-TSHR-TRAb. Các phức hợp không có vi hạt sẽ bị rửa sạch.
Phức hợp kháng nguyên, kháng thể được gắn lên điện cực rồi khởi động điện dòng 2V, đo cường độ ánh sáng ra và từ đó tính toán nồng độ của chất cần phân tích là tự kháng nguyên TRAb.
5. Xét nghiệm TRAb ở đâu?
Xét nghiệm định lượng TRAb là một trong những xét nghiệm chuyên sâu, yêu cầu máy móc thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật xét nghiệm đạt tiêu chuẩn nên không có nhiều trung tâm xét nghiệm thực hiện được. Trung tâm xét nghiệm bệnh viện đa khoa MEDLATEC là số ít trung tâm được cấp phép thực hiện xét nghiệm TRAb và các xét nghiệm tuyến giáp liên quan khác.
Xét nghiệm TRAb được Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC thực hiện mỗi ngày, do đó bệnh nhân có thể đến trực tiếp để yêu cầu thực hiện. Bệnh nhân sẽ được lấy máu là mẫu bệnh phẩm để phân tích, sau đó sau thời gian chờ hẹn để kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm, kết quả sẽ được trả về. Mọi quy trình thực hiện xét nghiệm TRAb đều được giám sát, kiểm định đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng.
Trên đây là các thông tin cần biết về xét nghiệm TRAb, mọi thắc mắc liên quan hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp.