Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất an toàn vệ sinh thì tỷ lệ người mắc bệnh sán lá gan sẽ ngày càng nhiều. Vậy xét nghiệm sán lá gan như thế nào cho kết quả chính xác? Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi sẽ đến những thông tin đó trong bài viết.
15/06/2019 | Những điều cần biết về bệnh giun sán và phương pháp chẩn đoán 22/04/2019 | Vì sao nên làm xét nghiệm giun sán
1. Bệnh sán lá gan là gì?
Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh thường giống với các bệnh lý khác của gan.
Sán lá gan lớn chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, chó, mèo, ốc,... Bệnh này không lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành.
Đường lây của bệnh này thường từ phân người bệnh ra bên ngoài môi trường, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Người bệnh tình cờ ăn các rau dưới nước như rau ngổ, rau cần, rau sống, uống nước chưa đun sôi và có chứa ấu trùng là nguyên nhân bị bệnh sán lá gan.
Những thông tin về bệnh sán lá gan
2. Hậu quả của bệnh sán lá gan
Sau khi vào dạ dày và tá tràng, các vỏ nang trùng bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng xuyên qua tá tràng, vào ổ vụng, rồi di chuyển đến gan. Ấu trùng tiếp tục sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở nhu mô gan, tiết ra các chất độc gây nên áp-xe gan.
Sán có thể tiếp tục chui vào đường mật và đẻ trứng trong suốt thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư đường mật.
Ngoài ra, chúng có thể di chuyển tới một số bộ phận khác của cơ thể như da, cơ, vú, đại tràng,... và gây bệnh ở đó.
Sán lá gan tiết ra chất độc có thể gây nên áp-xe gan
3. Biểu hiện của bệnh sán lá gan
Vì bệnh sán lá gan được chia làm 2 loại: bệnh sán lá nhỏ và sán lá gan lớn, nên khi mắc bệnh cũng có sẽ những biểu hiện khác nhau.
Đối với sán lá gan nhỏ
Sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, chúng tiếp tục đẻ trứng và phát triển trong các đường dẫn mật. Trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước và phát triển theo chu trình khép kín.
Một số biểu hiện khi nhiễm sán lá gan nhỏ:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Có biểu hiện vàng da, sạm da.
- Gan to hoặc xơ gan tùy mức độ biểu hiện bệnh.
- Đau tức vùng gan hay đau tức hạ sườn phải.
- Nếu bị bệnh nặng có thể khiến chảy máu đường mật, ung thư đường mật,...
Đối với sán lá gan lớn
Sau khi xâm nhập vào gan khoảng 2-3 tháng thì sán lá gan xâm nhập đường mật, trưởng thành và đẻ trứng. Trứng được bài xuất qua phân và xuống nước rồi nở thành ấu trùng. Ấu trùng đuôi và nang trùng bám vào các rau thủy sinh. Nếu con người ăn phải các loại rau này thì lại bị nhiễm sán lá gan. Chu trình nhiễm bệnh khép kín và lặp lại như thế.
Các biểu hiện có thể kể đến như:
- Đau vùng hạ sườn phải lan về sau.
- Đau vùng thượng vị và mũi ức.
- Có cảm giác mệt mỏi, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,...
- Trong một số trường hợp có thể gây sốt cao, gan to, tràn dịch màng phổi,...
Một số biểu hiện trên có thể giống với các bệnh lý khác về gan. Có thể kể đến một số loại bệnh như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan, áp-xe gan nhưng với nguyên nhân khác. Vì vậy người bệnh cần đi khám và điều trị bệnh kịp thời.
Biểu hiện khi mắc phải bệnh sán lá gan
Cũng giống như các cơ sở y tế khác, MEDLATEC sử dụng phương pháp xét nghiệm bằng phản ứng ELISA cho kết quả chính xác nhất. Khi kết quả xét nghiệm Sán lá gan lớn IgG lớn hơn ngưỡng (Cut-off) thì nghi ngờ dương tính với Sán lá gan lớn.
Phản ứng ELISA tuy là phương pháp đơn giản nhưng đáng tin cậy. Khi sán xâm nhập vào nhu mô gan, tiết ra các chất, 2 tuần sau xuất hiện kháng thể IgG và IgE nên khi thực hiện xét nghiệm sán lá gan sẽ cho kết quả dương tính. 6 tháng sau khi khỏi bệnh, nếu bệnh xét nghiệm thì vẫn cho ra kết quả dương tính và 12 tháng sau mới hết hẳn.
Xét nghiệm sán lá gan ELISA được coi là một trong những phương pháp cận lâm sàng. Ngoài ra, MEDLATEC sẽ thực hiện thêm một số phương pháp cận lâm sàng khác. Có thể như xét nghiệm phân hoặc dịch mật tim để tìm trứng lá gan lớn. Chẩn đoán hình ảnh cho các trường hợp nghi có áp-xe gan bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Và xem tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao trên 8% hoặc có thể lên tới 80% để chẩn đoán nhiễm sán lá gan.
MEDLATEC với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất. Cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi chông môn sẽ giúp bạn được điều trị tích cực và nhanh chóng thuyên giảm tình trạng bệnh. Khi có thắc mắc về xét nghiệm sán lá gan, MEDLATEC luôn hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc. Câu trả lời đúng quy chuẩn theo nguyên tắc bệnh viện và chính xác theo chuyên môn y khoa. Hy vọng luôn mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
5. Cách phòng bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá gan là một bệnh nguy hiểm, dễ gây biến chứng, dẫn đến ung thư các bộ phận chúng ký sinh và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh ngay từ ban đầu.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Chế biến kỹ các loại thực phẩm.
- Sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải phải nhớ rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
- Không ăn các loại cá, ốc, rau mọc dưới nước khi chưa được nấu chín kỹ.
Thực hiện ăn chín uống sôi để giảm nguy cơ mắc bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá gan truyền nhiễm quan đường tiêu hóa. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường, nên đi khám ngay để được phát hiện và chữa trị kịp thời. Có thể đó là những biểu hiện của các bệnh khác nên phải hoàn toàn làm theo yêu cầu của bác sĩ.
Đây là một bệnh nguy hiểm, dễ gây biến chứng, chuyển thành ung thư và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mỗi người người cần chủ động đi làm các xét nghiệm để phát hiện và điều trị sớm.
Khi được chẩn đoán sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, sử dụng thuốc đặc hiệu và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.
Trong một số trường hợp chống chỉ định điều trị như: phụ nữ có thai, người mắc bệnh cấp tính, suy gan, suy thận, dị ứng với các loại thuốc,...