HIV là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất đối với con người. Ngày nay, tuy đại dịch này đã được kiểm soát phần nào nhưng chúng vẫn len lỏi trong cuộc sống. Cách tốt nhất để bảo vệ mình và người thân chính là trang bị kỹ năng và kiến thức hiểu biết về HIV. Bạn đã biết gì về các xét nghiệm HIV? Có cần xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính không?
1. Xét nghiệm HIV là gì?
Dịch vụ xét nghiệm HIV đã có mặt ở hầu hết các cơ sở y tế từ nhỏ tới lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về loại xét nghiệm này.
Xét nghiệm HIV là biện pháp để xác định một người có bị nhiễm virus HIV hay không. Các xét nghiệm HIV có mục đích tìm ra một trong những thứ sau:
Virus HIV có thời gian ủ bệnh tương đối dài
-
Tìm một phần của virus HIV (kháng nguyên), ví dụ Kháng nguyên P24, GP41 hay RNA của HIV,...
-
Tìm kháng thể chống lại virus HIV do chính cơ thể người HIV sinh ra (kháng thể kháng HIV IgG hoặc HIV IgM).
-
Tìm cả kháng thể và kháng nguyên (Combo HIV Ag/Ab).
Từ thời điểm xảy ra hành động truyền nhiễm, để cơ thể tạo ra kháng thể cần nhiều hơn 3 tuần. Vì thế nếu xét nghiệm trước thời gian này, kết quả có thể không chính xác.
1.2. Quy trình xét nghiệm HIV
Tại những cơ sở y tế, quy trình xét nghiệm HIV gồm những bước cơ bản sau:
-
Đăng ký xét nghiệm và chờ tư vấn.
-
Tư vấn trước khi xét nghiệm.
-
Lấy mẫu xét nghiệm. Tùy theo phương pháp xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu lấy dịch tiết trong cơ thể, nước bọt hoặc máu. Mẫu xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay là máu.
-
Niêm phong mẫu, bảo quản và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.
-
Điền kết quả và rà soát lại.
-
Trả kết quả cho người xét nghiệm.
-
Tư vấn kết quả xét nghiệm.
Lấy máu để xét nghiệm HIV
1.3. Kết quả xét nghiệm và độ tin cậy
Kết quả xét nghiệm HIV có 2 loại: âm tính (negative) và dương tính (positive). Kết quả âm tính nghĩa là không nhiễm bệnh còn dương tính thì ngược lại. Ngày nay với các sinh phẩm hóa chất thế hệ 4 - 5, sự chính xác của các xét nghiệm HIV có thể đạt khoảng 99,999%. Độ tin cậy của xét nghiệm này phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian xét nghiệm, dụng cụ xét nghiệm,…
2. Những điều bạn cần biết về xét nghiệm HIV
Để kết quả xét nghiệm HIV có độ chính xác cao nhất, bạn cần biết:
2.1. Cần xét nghiệm HIV vào lúc nào?
Trong hầu hết mọi xét nghiệm, thời điểm làm xét nghiệm quyết định rất lớn tới kết quả. Điều này đặc biệt đúng với xét nghiệm HIV bởi virus này có biểu hiện không giống nhau ở mọi trường hợp. Chúng có những kiểu nhân lên như sau:
Thời điểm được khuyến khích làm xét nghiệm HIV là 2 - 3 tháng sau khi nghi phơi nhiễm
-
Trong khoảng 3 - 6 tuần sau, khi nhiễm trùng giảm, đa phần người mắc HIV không có biểu hiện khác thường hoặc chỉ thoáng qua không đặc hiệu. Xét nghiệm trong thời gian này có thể cho ra kết quả không chính xác.
-
Sau khoảng 2 - 3 tháng, tình trạng nhiễm trùng phát triển thầm lặng và diễn biến phức tạp hơn. Xét nghiệm ở thời điểm này sẽ có độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, khoảng thời gian ủ bệnh này có thể kéo dài tới hơn 6 tháng ở một số người. Vì vậy những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm với HIV sẽ cần được làm lại xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính.
2.2. Thời kỳ “cửa sổ” là gì?
Như đã biết, sau khi nhiễm virus HIV, cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể. Vì vậy trong thời gian này kết quả xét nghiệm có thể âm tính dù người đó đã mắc HIV. Để chỉ giai đoạn này, người ta sử dụng khái niệm “thời kỳ cửa sổ”.
Có cần xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính hay không?
Trong thời kỳ cửa sổ, virus HIV thực tế đã xâm nhập và phát triển trong cơ thể. Giai đoạn này rất nguy hiểm vì người bệnh đã có thể lây truyền HIV sang người khác. Tuy nhiên họ lại không có biểu hiện bệnh cụ thể. Các kết quả âm tính giả lúc này cũng dễ khiến người bệnh chủ quan hơn.
2.3. Xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính có thực sự cần thiết?
Để tạo ra kháng thể, thời gian sớm nhất có thể khoảng 4 tuần. Thời gian này phụ thuộc thể trạng mỗi người và có thể kéo dài vài tháng và tối đa là 6 tháng. Nếu chỉ làm xét nghiệm trong khoảng từ 2 - 3 tháng nghi phơi nhiễm, khả năng bạn nhận được kết quả âm tính giả là hiện hữu. Vì vậy, việc xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính thực sự cần thiết.
3. Xét nghiệm HIV tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ngoài thời điểm xét nghiệm, cơ sở vật chất tại nơi bạn làm xét nghiệm cũng rất quan trọng. Máy móc xét nghiệm hiện đại, tiên tiến có thể cho ra kết quả sớm với độ chính xác cao. Nói đến cơ sở y tế sở hữu trang thiết bị tốt bậc nhất không thể không nhắc tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là trung tâm y tế tư nhân đã có trên 23 năm kinh nghiệm.
Bệnh viện được biết đến với cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Hệ thống xét nghiệm của bệnh viện đều đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Riêng đối với xét nghiệm HIV, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang áp dụng phương pháp mới nhất. Phương pháp này cho phép phát hiện trong máu đồng thời kháng nguyên P24 (thuộc cấu tạo virus HIV) và kháng thể chống virus HIV. Bằng cách này, ta có thể phát hiện ra virut sớm nhất, chỉ khoảng sau 1 tháng từ khi phơi nhiễm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có một điểm cộng tuyệt vời đó là sự chu đáo, luôn sẵn sàng. Hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện luôn có nhân viên tư vấn túc trực. Bạn có thể liên lạc qua tổng đài này để nhận được sự giúp đỡ 24/7. Mọi dịch vụ khám chữa bệnh tại đây đều nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo thông tin cá nhân. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Xét nghiệm HIV vào lúc nào? Có nên xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính hay không? Hy vọng bạn đã có đáp án và những thông tin hữu ích về xét nghiệm HIV qua bài viết trên. Hãy trang bị thêm những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm với HIV sẽ cần được làm lại kiến thức để bảo vệ thật tốt cho bản thân và gia đình mình nhé!