Giang mai là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai, diễn biến bệnh chậm, chuyển biến qua nhiều giai đoạn và có thể kéo dài đến suốt đời. Xét nghiệm giang mai được dùng trong chẩn đoán bệnh giang mai, vậy xét nghiệm giang mai được tiến hành như thế nào?
1. Giang mai là bệnh gì?
Giang mai là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục, lây nhiễm qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai treponema pallidum gây ra, bệnh chuyển biến qua nhiều thời kỳ 1, 2, 3, bệnh kéo dài từ 10, 20, 30 năm, có khi đến suốt đời. Biến chứng của bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng như: bệnh xâm nhập, lây lan vào các cơ quan nội tạng tim, gan phổi, có thể dẫn đến tàn phế hoặc để lại nhiều hệ lụy cho thế hệ sau.
Bệnh giang mai nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân
Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, do quan hệ tình dục trực tiếp, qua hậu môn đặc biệt là qua đường miệng. Sau đó, xâm nhập vào hạch theo đường máu lan truyền khắp cơ thể và gây bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh
Chia làm 3 thời kỳ:
2.1. Giang mai thời kỳ 1
Thời kỳ này, xoắn khuẩn giang mai mới xâm nhập và theo máu lan nhanh ra khắp cơ thể, xoắn khuẩn cư trú tại bộ phận sinh dục nhưng chưa gây nhiễm trùng nên người bệnh vẫn có khả năng quan hệ tình dục, do đó tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Ở giai đoạn này nếu bệnh được phát hiện và chữa trị, tỷ lệ chữa khỏi là rất cao.
Bệnh giang mai gây lở loét vùng miệng
2.2. Giang mai thời kỳ 2
Bệnh gây nhiễm trùng máu, lây lan khắp nội tạng cơ thể, gây tổn thương, nhưng nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có khả năng khỏi bệnh.
Bệnh giang mai ở trẻ em do lây từ mẹ sang con
2.3. Giang mai thời kỳ 3
Bệnh chuyển biến nặng, gây phá hủy các cơ quan nội tạng, thần kinh dẫn đến bại liệt hoặc tử vong đối với người bệnh.
Xét nghiệm Giang mai sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó có phương án điều trị hiệu quả.
Có các loại xét nghiệm giang mai sau:
3.1. Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai
Bằng cách lấy các mẫu bệnh phẩm từ các vùng lở loét, trợt, ban đỏ soi trực tiếp qua kính hiển vi nền đen tìm sự tồn tại của các xoắn khuẩn gây bệnh. Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là thấy trực tiếp xoắn khuẩn gây bệnh, nhưng đòi hỏi thiết bị xét nghiệm công nghệ cao, cách lấy mẫu đúng quy trình, tiến hành xét nghiệm ngay sau khi lấy mẫu và phụ thuộc nhiều vào người thực hiện xét nghiệm.
3.2. Xét nghiệm phản ứng huyết thanh
Được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu, ly tâm huyết thanh. Sau đó dùng kỹ thuật xét nghiệm RPR, VDRL xác định các kháng thể không đặc hiệu chống lại xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp xét nghiệm này có ưu điểm là nhanh, rẻ tiền, độ nhạy cao, có tác dụng theo dõi hiệu quả điều trị rất tốt.
3.3. Xét nghiệm TPHA/TPPA
Được tiến hành bằng cách lấy máu người bệnh, sau đó tiến hành kỹ thuật TPHA/TPPA, cho kết quả chính xác, nhanh chóng. Tuy nhiên, có chi phí tương đối cao do sử dụng công nghệ hiện đại.
Một số xét nghiệm khác cũng được áp dụng như: test nhanh Syphilis, xét nghiệm giang mai trên máy miễn dịch tự động dựa trên nguyên lý CMIA,...
Ngoài ra, các xét nghiệm giang mai còn được kết hợp với thăm khám lâm sàng như:
- Người bệnh đã từng quan hệ tình dục không an toàn, đời sống tình cảm kém lành mạnh.
- Người bệnh có các biểu hiện bệnh như: lở loét, đào ban, sưng hạch, rụng tóc, sần sùi xuất huyết các vùng viêm nhiễm,...
Xét nghiệm giang mai giúp chẩn đoán, phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm, từ đó điều trị kịp thời, hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, tăng khả năng điều trị thành công, giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xét nghiệm giang mai giúp phát hiện bệnh sớm
Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, chúng ta nên đến cơ sở y tế gần nhất, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, thăm khám kịp thời và nhận được sự tư vấn từ các y bác sĩ, bảo vệ sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng.
4. Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm của xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai sử dụng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh. Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành tuần tự, cụ thể như sau:
- Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế
- Sử dụng miếng dây garo buộc xung quanh cánh tay để giúp duy trì áp lực, đồng thời hạn chế lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch để vị trí tĩnh mạch lấy máu sẽ căng phồng lên do máu bị ứ lại. Từ đó giúp việc đâm kim vào tĩnh mạch lấy máu dễ dàng hơn.
- Sử dụng chiếc kim y tế nhỏ đâm vào vị trí tĩnh mạch, sau đó lấy một lượng vừa đủ.
- Gỡ dây garo để tuần hoàn máu trở lại bình thường.
- Rút kim và dán miếng bông hoặc miếng băng cá nhân để cầm máu.
- Mẫu máu cuối cùng thu được được bảo quản trong ống nghiệm chuyên dụng hoặc ống nghiệm chân không.
5. Thực hiện xét nghiệm giang mai ở đâu uy tín, đảm bảo chất lượng?
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm giang mai.
Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước. Cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mọi xét nghiệm tại MEDLATEC đều đạt quy chuẩn ISO 15189:2012 và đưa ra kết quả tin cậy, chính xác.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm giang mai tại nhà, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người bệnh. Kết quả xét nghiệm giang mai có thể được trả qua điện thoại, email hoặc trả tận nơi tùy theo yêu cầu của người bệnh.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.