Tiểu đường là một trong những bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Phần lớn người mắc bệnh là người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên bệnh vẫn có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đây là bệnh lý có khả năng xảy ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, việc xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện và theo dõi bệnh là rất cần thiết.
24/05/2020 | Những lưu ý khi sử dụng que thử test đường huyết tại nhà 20/04/2020 | Các mức chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?
1. Thế nào là xét nghiệm đường huyết?
xét nghiệm đường huyết (hay xét nghiệm đường máu) là kỹ thuật được tiến hành nhằm định lượng hàm lượng Glucose - năng lượng chính trong cơ thể người.
Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ phát hiện và đánh giá tình trạng các bệnh lý tiểu đường (bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2) hoặc tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm đường huyết giúp định lượng hàm lượng Glucose trong máu
Có thể hiểu đơn giản, tiểu đường là tình trạng tăng cao của lượng đường trong máu người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nồng độ insulin thay đổi bất thường hoặc do giảm sự nhạy cảm với insulin ở mô đích.
2. Phân loại những loại xét nghiệm đường huyết cơ bản
Để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường, xét nghiệm đường huyết là không thể bỏ qua. Những loại xét nghiệm đường huyết cơ bản có thể kể đến như:
Xét nghiệm đường huyết khi đói: người bệnh phải nhịn ăn uống (vẫn có thể uống nước lọc) ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: bất cứ thời điểm nào trong ngày đều có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không cần thiết phải nhịn ăn. Người bệnh sẽ được thăm khám và kiểm tra kỹ càng hơn nếu hàm lượng đường huyết trong ngày đo được là không ổn định.
Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm
Xét nghiệm HbA1c máu: lượng đường huyết lúc này sẽ được định lượng ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu. Bên cạnh vai trò giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường, xét nghiệm này giúp kiểm tra lượng đường huyết trung bình trong thời gian dài, từ đó bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả kiểm soát bệnh để tư vấn thay đổi phương hướng điều trị nếu cần thiết.
Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: giúp phát hiện bệnh tiểu đường và tình trạng rối loạn dung nạp đường trong máu. Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống một loại chất lỏng có chứa đường. Thông thường, dạng xét nghiệm này chủ yếu được áp dụng trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
3. Làm xét nghiệm đường huyết cần chuẩn bị những gì?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Nhịn ăn uống tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm nhưng bạn vẫn có thể uống nước lọc nếu quá khát. Do đó, thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm này là buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt lịch hẹn xét nghiệm trước để được hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế.
- Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn uống khi làm xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
- Lượng đường huyết có thể tăng cao tạm thời trong trường hợp người bệnh gặp phải stress nghiêm trọng. Vì vậy, việc giữ một tinh thần vui vẻ và thoải mái là yếu tố quan trọng giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
- Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết khiến chúng tạm thời tăng giảm bất thường. Vì vậy, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm cần trao đổi trước với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng, ví dụ như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai dạng viên, thuốc chống loạn thần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế imao, liệu pháp hormone, steroids, corticosteroids, acetaminophen, aspirin, phenytoin, epinephrine, lithium hoặc các thuốc thuộc nhóm sulfonylurea,...
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi làm xét nghiệm
4. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm đường huyết
4.1. Ngưỡng bình thường của chỉ số Glucose
Glucose là thành phần quan trọng trong cơ thể con người bởi nó là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Chỉ số Glucose được coi là nằm trong ngưỡng bình thường nếu:
- Đạt từ 5 - 7,2 mmol/l (tương đương 90 - 130 mg/dl) khi đói. Thời điểm làm xét nghiệm khi đó cách bữa ăn gần nhất tối thiểu 8 giờ đồng hồ.
- Đạt dưới 10mmol/l (tương đương 180mg/dl) tại thời điểm khoảng 1 giờ sau khi ăn.
- Đạt từ 6 - 8,3 mmol/l (tương đương 100 - 150mg/l) tại thời điểm khoảng 2 giờ sau khi ăn.
4.2. Bệnh nhân tiểu đường có chỉ số Glucose ra sao?
Tùy từng trường hợp, chỉ số Glucose ở bệnh nhân tiểu đường có thể tăng hoặc giảm so với ngưỡng bình thường.
Vì vậy, khi có nghi ngờ thì nên làm xét nghiệm ngay tránh chủ quan khiến bệnh phát triển và xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh, từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp.
5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm đường huyết uy tín
Đối với công tác phát hiện chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường mà nói, một trong những xét nghiệm cơ bản nhất và quan trọng nhất chính là xét nghiệm đường huyết.
Vì nhiều lý do khác nhau mà đôi khi kết quả khi người bệnh làm xét nghiệm sẽ không hoàn toàn chính xác. Do đó, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để kiểm tra là tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được trang bị cơ sở vật chất hiện đại
Đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là một trong những đơn vị y tế hàng đầu tại Hà Nội hiện nay.
Hiện, MEDLATEC đã hợp tác với gần 40 công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Manulife, Bảo hiểm Dầu khí PVI,... cung cấp đến khách hàng dịch vụ bảo lãnh viện phí vô cùng tiện lợi.
Bên cạnh đó, không chỉ là nơi quy tụ của đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ với năng lực chuyên môn cao, tận tâm với nghề mà MEDLATEC còn chú trọng đầu tư vào hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, nhằm đem đến kết quả xét nghiệm chính xác nhất cho khách hàng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - hotline 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ bạn.