Dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt là các thành phố lớn, vùng dịch, người dân được khuyến cáo hạn chế tối đa ra khỏi nhà với mục đích không cần thiết. Vậy nếu cần xét nghiệm đường huyết mùa dịch, bệnh nhân tiểu đường cần làm gì? Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe thế nào để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh.
16/09/2021 | Giải đáp câu hỏi: Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? 16/09/2021 | Phải làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường? 16/09/2021 | Hiện tượng tụt đường huyết là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
1. Xét nghiệm đường huyết mùa dịch như thế nào?
Với nhu cầu và yêu cầu cần xét nghiệm đường huyết thường xuyên vào nhiều thời điểm trong ngày của bệnh nhân tiểu đường, hiện nay có nhiều thiết bị đo đường huyết tại nhà tiện lợi. Bệnh nhân có thể tự trang bị và đo đường huyết ngay tại nhà theo hướng dẫn đơn giản từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
Người bi tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm đường huyết tại nhà trong mùa dịch Covid-19
Tuy nhiên, xét nghiệm tại nhà có thể cho kết quả không chính xác và đầy đủ như xét nghiệm tại bệnh viện. Do đó, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà bạn lấy mẫu và trả kết quả tận nơi chỉ với 10.000 đồng phí đi lại.
Nếu cần xét nghiệm đường huyết mùa dịch chính xác và tư vấn khám chữa bệnh từ bác sĩ, hãy liên hệ với bác sĩ online của MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm trước với MEDLATEC để được hướng dẫn thăm khám an toàn mùa dịch.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường là cơ sở để bệnh nhân thay đổi chế độ ăn phù hợp
2. Người bị tiểu đường có nguy cơ biến chứng Covid-19 cao hơn?
Covid-19 có khả năng lây nhiễm chéo cực kỳ nhanh, là mối nguy hiểm với tất cả chúng ta song với những bệnh nhân có bệnh lý nền, nguy cơ biến chứng và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn. Tiểu đường được đánh giá là một trong những bệnh lý nền khiến bệnh nhân mắc phải Covid-19 khó điều trị, dễ trở nặng và nguy hiểm hơn.
Đây là lý do khiến người bệnh tiểu đường càng phải thận trọng hơn khi di chuyển ra ngoài trong thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ, tiềm ẩn nhiều ổ dịch ngoài cộng đồng hiện nay. Hay vì xét nghiệm tiểu đường tại bệnh viện, nên chủ động xét nghiệm tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân khiến Covid-19 trở nên nguy hiểm hơn với bệnh nhân tiểu đường là do căn bệnh này đã gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe nhất là ở người mắc bệnh lâu năm hoặc kiểm soát đường huyết không tốt. Những hậu quả mà nhóm bệnh nhân này có thể phải đối mặt bao gồm:
-
Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể với các loại virus, vi khuẩn kém hơn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nhất là Covid-19 chủng mới có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh.
-
Đường máu cao gây rối loạn phản ứng miễn dịch, làm tăng nguy cơ bùng phát hội chứng suy hô hấp kết hợp với biến chứng hô hấp do virus Covid-19 gây ra càng nguy hiểm hơn với sức khỏe.
Nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng tác động ngược khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn, khó có điều kiện và khó kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Nhất là khi người bệnh phải điều trị ở khu cách ly, điều kiện y tế không tốt cùng chế độ ăn uống không phù hợp để kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, tâm lý sợ hãi do dịch bệnh Covid gây ra tại VIệt Nam cũng như trên toàn thế giới khiến bệnh nhân ít nhiều lo lắng. Cách tốt nhất là tuân thủ hướng dẫn phòng dịch và điều trị bệnh của Bộ Y tế để cùng đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để kiểm soát đường huyết trong mức tốt nhất.
3. Bệnh nhân tiểu đường nên chăm sóc như thế nào trong mùa dịch?
Bên cạnh việc chủ động xét nghiệm đường huyết tại nhà để theo dõi bệnh lý, kiểm soát chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh lý, bệnh nhân tiểu đường nên chủ động chăm sóc, cải thiện sức khỏe bản thân trong mùa dịch Covid phức tạp này.
Tuân thủ quy định chống dịch 5K để an toàn trong mùa dịch
Dưới đây là những biện pháp tốt để bệnh nhân tự chăm sóc mình trong điều kiện chống dịch của cả nước, hãy cùng nghiêm túc thực hiện:
3.1. Thực hiện quy định “5K” chống dịch của Bộ Y tế
Quy định “5K” chống dịch của Bộ Y tế được khuyến cáo cho tất cả mọi người, trong đó bệnh nhân đái tháo đường là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cao càng phải tuân thủ tốt hơn.
-
Nên tránh tụ tập nơi đông người, nhất là nơi có nhiều người lạ.
-
Rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cơ thể tốt.
-
Hạn chế ra ngoài không cần thiết, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang và đảm bảo sát khuẩn tốt.
-
Chọn cách làm việc tại nhà trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
3.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, đặc biệt là kiểm soát chất bột đường và chất béo. Tốt nhất nên xây dựng chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ để vẫn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và kiểm soát đường huyết ở mức hợp lý.
Thói quen sống tốt giúp người tiểu đường nâng cao sức khỏe, kiểm soát bệnh tốt hơn
3.3. Duy trì thói quen tốt
Đường huyết tăng cao sẽ gây nhiều vấn đề sức khỏe, khó có thể can thiệp điều trị nhanh chóng trong điều kiện dịch bệnh phức tạp hiện nay. Do đó, người bệnh nên duy trì các thói quen tốt để cải thiện sức khỏe, sức đề kháng cơ thể như:
-
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn với các bài tập phù hợp.
-
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
-
Hạn chế hoàn toàn các chất kích thích có thể gây hại cho sức khỏe như: thuốc lá, bia, rượu.
-
Uống thuốc và ăn uống theo chỉ định của bác sĩ.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp gây khó khăn cho cuộc sống của mỗi người, những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ biến chứng do Covid cao càng phải giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh xét nghiệm đường huyết tại nhà, MEDLATEC còn hỗ trợ rất nhiều các xét nghiệm khác tại nhà như xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm sốt xuất huyết,... nhằm hỗ trợ tối đa cho người bệnh.