Double Test là xét nghiệm sinh hóa phổ biến. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của thai phụ, sau đó so sánh với các chỉ số chiều cao, cân nặng của mẹ, tuổi thai cùng siêu âm độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông,... để đánh giá dị tật liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. Vì thế nhiều mẹ bầu thắc mắc xét nghiệm Double Test có cần nhịn ăn không bởi lo lắng ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
18/01/2021 | Xét nghiệm Double Test là gì, nếu bất thường thì phải làm sao? 28/04/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Double test trong sàng lọc sớm dị tật thai nhi 01/11/2019 | Cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test
1. Bác sĩ trả lời: Xét nghiệm Double Test có cần thiết không?
Thai nhi có thể mắc phải các bệnh rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể, gen di truyền. Hầu hết các rối loạn nhiễm sắc thể này đều gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Trẻ sinh ra với dị tật sẽ gặp khó khăn trong phát triển thể chất, trí tuệ, hòa nhập với cộng đồng và có một cuộc sống tốt hoặc có thể lưu ngay trong bụng mẹ.
Xét nghiệm Double Test dựa trên mẫu máu của mẹ
Dị tật bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp với trẻ mà còn là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Vì thế, xét nghiệm sàng lọc nói chung và xét nghiệm Double Test nói riêng là cần thiết, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
2. Băn khoăn của nhiều mẹ: Xét nghiệm Double Test có cần nhịn ăn không?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần biết xét nghiệm Double Test sẽ phân tích trên mẫu máu tĩnh mạch của người mẹ. Mặc dù là xét nghiệm sinh hóa máu song khác với các xét nghiệm thông thường, xét nghiệm Double Test không yêu cầu mẹ bầu phải nhịn ăn hay kiêng khem đặc biệt nào.
Nguyên nhân do Double Test phân tích và định lượng hàm lượng β-hCG tự do (thành phần cấu trúc của hCG) và PAPP-A là loại protein mà nhau thai tạo ra. Hai chất hóa sinh này đều là những chất sinh hóa tự nhiên trong máu, không phụ thuộc vào việc ăn uống nên không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm Double Test có cần nhịn ăn là không. Mẹ bầu có thể ăn uống bình thường và thực hiện xét nghiệm vào thời điểm phù hợp với lịch sinh hoạt trong ngày của mình. Ngoài xét nghiệm Double Test, cần dựa vào kết quả siêu âm tính chính xác tuổi thai và đo độ mờ da gáy để sàng lọc tốt hơn các dị tật thai nhi.
3. Giải đáp thắc mắc liên quan đến xét nghiệm Double Test
Mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu thường khiến các mẹ bầu lo lắng, bối rối trong việc chăm sóc bảo vệ con. Cũng có nhiều mẹ bầu có thắc mắc về xét nghiệm Double Test và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác.
Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất:
3.1. Xét nghiệm Double Test có an toàn với thai không?
Mẹ bầu luôn muốn bảo vệ tốt nhất cho thai và loại bỏ mọi yếu tố nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Nhất là các mẹ hiếm muộn, khó khăn mới có thể mang thai thường e ngại đi xét nghiệm sàng lọc Double Test vì muốn tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Song thực tế, trường hợp càng hiếm muộn, khó mang thai thì càng cần đi xét nghiệm sàng lọc. Double Test là phương pháp sàng lọc an toàn, chỉ sử dụng 1 - 2 ml máu mẹ lấy từ tĩnh mạch như các xét nghiệm lấy máu thông thường. Vì thế xét nghiệm Double Test không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Xét nghiệm Double Test không ảnh hưởng gì đến thai nhi
Các trường hợp hiếm muộn, khó mang thai hoặc mang thai khi lớn tuổi có nguy cơ cao hơn thai mắc dị tật bẩm sinh nên cần chủ động sàng lọc sớm. Xét nghiệm Double Test là phương pháp sàng lọc đơn giản nhất, chỉ các trường hợp nguy cơ cao sau khi sàng lọc nhiều lần mới xem xét chọc ối, sinh thiết gai nhau xâm lấn đến thai.
3.2. Có thể làm xét nghiệm Double Test độc lập hay phải thực hiện cả xét nghiệm Triple Test?
Xét nghiệm Double Test và Triple Test đều là hai xét nghiệm sinh hóa sàng lọc dị tật thai nhi qua phân tích máu mẹ. Trong đó Double Test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng Down, Trisomy 13 hoặc 18. Xét nghiệm Triple Test ngoài ra còn xác định được nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh.
Xét nghiệm Double Test được thực hiện từ tuần thứ 11 - 13, tốt nhất là 12 tuần còn Triple Test được thực hiện vào tuần thứ 15 - 20, tốt nhất là 16 - 18 tuần.. Do đó nếu có điều kiện, thai phụ nên thực hiện cả hai xét nghiệm sàng lọc này để khẳng định chính xác hơn khả năng dị tật thai.
Độ chính xác của xét nghiệm Double Test chỉ đạt khoảng 80 - 90% và Triple Test là 85 - 95%. Hiện nay xét nghiệm sàng lọc NIPT là phương pháp tiên tiến nhất, sàng lọc chính xác đến 99,9% các dị tật thai nhi, an toàn, không xâm lấn, dễ thực hiện từ tuần thai thứ 10 trở đi. Nếu thực hiện xét nghiệm NIPT, thai phụ không cần phải thực hiện 2 xét nghiệm sinh hóa Double Test và Triple Test nữa.
Nếu kết quả xét nghiệm Double Test bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm sàng lọc khác
3.3. Khi không hiểu kết quả xét nghiệm Double Test thì cần làm gì?
Trên phiếu trả kết quả xét nghiệm Double Test có rất nhiều thông tin và từ ngữ chuyên ngành khiến rất nhiều mẹ bầu hiểu. Trong đó có nhiều kết quả là định lượng chất mà thai nhi tạo ra tiết vào trong máu mẹ. Phần kết quả quan trọng nhất là kết luận thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp với dị tật bẩm sinh, nếu có cụ thể là dị tật do rối loạn nào.
Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo bác sĩ sản khoa, họ có thể giải thích kết quả chi tiết và ý nghĩa của chúng thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ và bé như thế nào. Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, 100% bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm đều được giải thích kết quả và đưa ra lời khuyên hợp lý. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hệ thống y tế toàn quốc hoặc hotline 1900 56 56 56.
3.4. Chi phí xét nghiệm Double Test có cao không?
Xét nghiệm sàng lọc Double Test và Triple Test là khá thấp, khoảng 300.000 - 500.000 đồng mỗi lần thực hiện tùy vào cơ sở y tế và điều kiện thiết bị. Hiện nay một số bệnh viện áp dụng gói chăm sóc thai sản trọn vẹn có danh mục xét nghiệm sàng lọc dị tật thai thì chi phí xét nghiệm sẽ giảm hơn, thai phụ cũng được chăm sóc toàn diện hơn.
Chi phí xét nghiệm Double Test không quá cao
Các trường hợp xét nghiệm Double Test nguy cơ cao, cần kết hợp làm thêm với các xét nghiệm khác, chuyên sâu hơn hơn NIPT, sinh thiết gai nhau, chọc ối. Kỹ thuật này có chi phí khoảng 1 - 6 triệu đồng. Xét nghiệm sàng lọc NIPT tiên tiến nhất hiện có chi phí khá cao nên ít thai phụ có thể tiếp cận.
Nắm được xét nghiệm Double Test có cần nhịn ăn không sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, để kết quả nghiệm chính xác nhất. Bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc này để sớm phát hiện dị tật thai nhi nếu có.