Hiện nay Việt Nam là khu vực có dịch tễ lao cao nhất trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể hủy hoại hệ miễn dịch và gây nguy hiểm cho cơ thể. Xét nghiệm đờm AFB là một cách để xác định người bị nhiễm lao phổi hay không.
1. Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là bệnh do nhiễm vi trùng Mycobacterium Tuberculosis, đây là một bệnh có độ lây nhiễm cao qua đường không khí. Bệnh được chia làm hai loại như sau:
Lao phổi nguyên phát: Bệnh xuất hiện ở những người đầu tiên nhiễm lao, đối tượng bị bệnh thường là người cao tuổi hoặc trẻ em. Khi mắc bệnh sẽ có hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,...
Lao phổi thứ phát: Bệnh xuất hiện ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương cho phần nhu mô của phổi. Khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như ho ra máu, đổ nhiều mồ hôi về đêm.
Lao phổi là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp
2. Xét nghiệm đờm AFB giúp phát hiện bệnh lao
2.1. Cách lấy đờm xét nghiệm
Để kết quả xét nghiệm đờm được chính xác thì bắt buộc phải lấy phần đờm được khạc ra từ sâu trong phổi. Khi này đờm lấy đi xét nghiệm phải đặc sánh và dai chứ không phải nước bọt trong khoang miệng.
Khi lấy đờm cần thiết được lấy trong phòng chuyên biệt và có các hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Cách lấy đờm như sau:
-
Hôm trước khi thực hiện lấy mẫu đờm hãy uống nhiều nước, trong trường hợp cần thiết nên cho bệnh nhân uống thuốc long đờm.
-
Buổi sáng trước khi thực hiện lấy đờm không được sử dụng các chất sát trùng để vệ sinh răng miệng, có thể uống nước lọc nhưng tuyệt đối không được ăn.
-
Bệnh nhân sẽ được phát cho 1 lọ đựng mẫu đờm, khăn giấy để che miệng. Lấy nước để súc miệng sau đó nhổ vào nơi quy định và không được mở lọ đựng mẫu đờm để tránh nhiễm bẩn.
-
Để lấy đờm hãy hít thở thật sâu và nín thở trong vòng 5 giây sau đó thở ra thật chậm. Tiếp theo thực hiện hít sâu lần 2 và ho mạnh cho đến khi có đờm xuất hiện. Trong quá trình ho khạc luôn sử dụng khăn giấy che miệng.
-
Nhẹ nhàng đưa đờm vào lọ đựng mẫu, thực hiện đến khi mẫu đờm được xác nhận là đạt chất lượng để mang đi xét nghiệm.
Thực hiện lấy đờm đến khi mẫu đờm đạt chất lượng
2.2. Cách đọc kết quả xét nghiệm đờm AFB
Khi xét nghiệm đờm AFB trong việc phát hiện vi khuẩn lao chúng ta thực hiện quan sát vi khuẩn một cách trực tiếp thông qua kính hiển vi. Sau khi soi trên kính hiển vi, bác sĩ sẽ ghi lại số lượng AFB để chẩn đoán kết quả là âm tính hay dương tính.
-
Số lượng 0 AFB trên 100 vi trường kết quả là âm tính.
-
Số lượng 1 đến 9 AFB trên 100 vi trường kết quả là dương tính, ghi số lượng AFB cụ thể để thực hiện phân loại.
-
Số lượng 10 đến 99 AFB trên 100 vi trường kết quả là Dương tính (+).
-
Số lượng 1 đến 10 AFB trên 1 vi trường (thực hiện soi ít nhất là 50 vi trường) hoặc trường hợp lớn hơn 10 AFB trên 1 vi trường (soi ít nhất 20 vi trường) sẽ cho ra kết quả Dương tính (++) hoặc (+++).
Thực hiện soi vi khuẩn lao trên kính hiển vi
3. Xét nghiệm đờm âm tính là gì ?
Nếu kết quả xét nghiệm đờm âm tính thì bạn có thể bị lao phổi AFB (-) hay bệnh lao phổi thứ phát. Lao phổi thứ phát có triệu chứng và cách điều trị gần giống như lao phổi nguyên phát, quy trình điều trị lao phổi thứ phát khá rắc rối.
Nếu bệnh nhân có 3 mẫu đờm có AFB (-) có thể bạn đã không bị mắc Lao, tuy nhiên bạn cần được theo dõi thêm từ kết quả x-quang tim phổi và các dấu hiệu lâm sàng.
Soi kết quả chụp X quang xác định tổn thương nghi ngờ lao phổi
4. Hướng dẫn cách phòng chống lây lan lao phổi AFB âm tính
Lao phổi AFB (+) lây lan cực nhanh ngoài không khí thông qua đường hô hấp. Khi người mắc bệnh ho hoặc hắt xì cũng khiến người xung quanh có khả năng mắc bệnh. Khi nhiễm vi khuẩn AFB âm tính nó sẽ đi vào máu và phá hủy các cơ quan nội tạng trong cơ thể người.
Nếu người bị nhiễm có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ không phát tác mà sẽ ủ trong cơ thể, đến khi chúng ta bị giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng có vấn đề thì bệnh sẽ phát tác ngay lập tức. Do đó cần có những biện pháp thích hợp để phòng chống lây lan bệnh lao phổi.
-
Phát hiện sớm người bị lao phổi âm tính và tiến hành cách ly và điều trị kịp thời.
-
Bệnh nhân bị lao phổi khi ho, xì mũi, hắt hơi,... thì cần dùng khăn giấy che miệng sau đó vứt vào thùng rác dành riêng cho các đối tượng bị bệnh.
-
Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với bệnh nhân bị lao phổi.
-
Môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng đãng.
-
Tuyên truyền bệnh lao phổi và các mối nguy hiểm đến mọi người. Từ đó có cách thao tác phòng chống bệnh hiệu quả.
Bệnh nhân lao phổi nên sử dụng khăn giấy he mồm khi ho hoặc hắt xì
Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh chóng do đó cần có những biện pháp phòng chống và điều trị kịp thời. Xét nghiệm đờm AFB là phương pháp đầu tay được sử dụng để xác định bệnh nhân có bị nhiễm lao phổi hay không. Nhờ đó có phác đồ điều trị thích hợp để bệnh khỏi nhanh và không lây lan trên diện rộng.
Một trong những cơ sở y tế xét nghiệm uy tín nhất hiện nay là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trên chặng đường hoạt động, tập thể nhân viên bệnh viện luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ chất lượng nhất đến khách hàng.
Hiện, MEDLATEC là một trong số ít các bệnh viện có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp về các vấn đề liên quan đến xét nghiệm đờm AFB xác định lao phổi.